1. Nước
Theo tài liệu nghiên cứu năm 2012 của Mahan và cộng sự, nước chiếm tới trên 85% trọng lượng cơ thể. Khi con người già, hay người béo thì tỷ lệ này giảm đi. Vì vậy, một người trưởng thành có cơ thể nạc sẽ khoảng 70% trọng lượng là nước; ở người béo phì chỉ 45 đên 55% là nước.
Nước có nhiều chức năng quan trọng như giúp cơ thể hòa tan và vận chuyển các hợp chất như protein, carbonhydrate, vitamin, khoáng chất… Nước giúp tiêu hóa, hấp thu và bài tiết. Người già và trẻ nhỏ đặc biệt dễ bị mất nước và có liên quan đến tỷ lệ tử vong cao hơn so với các độ tuổi khác.
Uống nước bao nhiêu là đủ?
Cơ thể lấy nước từ các nguồn khác nhau, cụ thể là 1,5 lít chất lỏng có thể từ nước hay các đồ uống khác, khoảng 0,7 lít từ các loại rau quả và 0,2 lít từ quá trình oxy hóa tế bào của thực phẩm. Mỗi người trưởng thành cần uống 2,5 lít chất lỏng mỗi ngày. Trong đó, con số cho phụ nữ là từ 2,2 đến 2,8 lít một ngày, đàn ông là 2,5 đến 3,7 lít mỗi ngày.
Tổ chức Food and Nutrition Board cho rằng mỗi ngày trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng nên nhận được từ 0,7 lít nước và tăng lên theo độ tuổi: 0,8 lít cho trẻ từ 8 đến 12 tháng, 1,3 lít trẻ từ 1 đến 3 tuổi và 1,7 lít với trẻ từ 4 đến 8 tuổi.
Khi nhiệt độ môi trường cao, nắng nóng làm tăng nhu cầu nước. Mỗi ngày có thể cần lên 3,5 lít. Lúc tập thể dục hay hoạt động nhiều có thể thúc đẩy nhu cầu này lên cỡ 6 lít mỗi ngày.
Lạm dụng nước
Hầu hết chuyên gia y tế khuyến khích uống nhiều nước sạch, an toàn, nhưng một số người có xu hướng lạm dụng nước và dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng. Những người giảm cân thường uống 10 lít nước mỗi ngày, điều này nguy hiểm ở chỗ có thể dẫn đến nguy cơ mất cân bằng điện giải.
Các chất điện giải như natri, kali, magie, canxi rất quan trọng để giữ cho cơ thể con người thực hiện các chức năng một cách tốt nhất. Bình thường nồng độ các chất điện giải trong tế bào và ngoài tế bào phải duy trì ở mức cân bằng để cơ thể hoạt động tốt.
Uống quá nhiều nước, cân bằng điện phân bị xáo trộn dẫn đến mất cân bằng nước, kết quả vượt quá khả năng bài tiết. Triệu chứng khi bị nhiễm độc nước bao gồm đau đầu, buồn nôn, co giật cơ, có thể gây tử vong. Cho nên uống nhiều nước nhưng không được lạm dụng.
2. Cafein
Đồ uống có quá nhiều cafein, trong đó bao gồm cà phê, trà và tất cả các chất có cafein khác cũng có thể gây ra các vấn đề sử dụng khi dùng quá nhiều.
Bình thường cafein có tác dụng kích thích thần kinh, tăng tỉnh táo và tạm thời tránh mệt mỏi. Uống với số lượng lớn, chất này sẽ gây khó chịu, căng thẳng, bồn chồn, run, khô miệng, mất ngủ. Một trong những tác hại là cafein khiến con người bị nghiện và có cảm giác thèm khi thiếu vắng nó.
Các chuyên gia khuyên người lớn không nên dùng quá 200 mg cafein mỗi ngày, tương đương khoảng 4 tách trà, 2 tách cà phê tươi. Phụ nữ mang thai và cho con bú nên giảm hơn. Trẻ em tốt nhất không nên đụng đến chất có cafein vì sẽ tác dụng xấu nên sự phát triển thần kinh và tim mạch.
Quy định mới về sử dụng đồ uống có cafein
Một số nước trên thế giới, ví như Nam Phi đã ra quy định ngày 17/4, yêu cầu tất cả đồ uống có cafein phải ghi trên nhãn hộp dòng chữ “Không nên dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú, người nhạy cảm với cafein”. Mặt trước của hộp phải hiển thị cảnh báo “hàm lượng cafein cao” đủ lớn để dễ dàng nhìn thấy.
Nhiều đồ uống có khả năng gây hại nếu chúng ta sử dụng dư thừa. Cho nên khi chú ý đến đồ ăn, bạn cũng cần chú ý đến đồ uống để đảm bảo sức khỏe.