Một trong các nguyên nhân của chứng biếng ăn là do trẻ thiếu hụt kẽm và một số vi chất khác như selen… Đây là những nguyên tố rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ.
Thiếu kẽm đang là vấn đề phổ biến trong cộng đồng, đặc biệt là ở những nước nghèo. Theo nghiên cứu của tiến sĩ Nguyễn Xuân Ninh, Viện Dinh Dưỡng Quốc gia, tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ em Việt Nam khá cao: 25-40%, tùy địa phương và nhóm tuổi. Tình trạng này thường gặp ở trẻ nhỏ, trẻ sinh non, không được bú mẹ, suy dinh dưỡng (đặc biệt là suy dinh dưỡng thể còi), trẻ hay các bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng.
Tổ chức Y tế thế giới đã nhận định nước ta hiện còn nằm trong nhóm 36 nước có tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi cao nhất trên thế giới. Kẽm là khoáng chất được tìm thấy trong nhiều cơ quan: tinh hoàn, tóc, xương, gan, thận, cơ vân, da, não… Kẽm tham gia vào thành phần cấu trúc tế bào, tác động chọn lọc lên quá trình tổng hợp, phân giải acid nucleic và protein – những thành phần quan trọng nhất của sự sống.
Đối với cơ thể, selen ngăn chặn rối loạn chuyển hóa trong hệ tiêu hóa, có tác dụng chống oxy hóa. Selen (Se) là chất khoáng, chỉ có trong cơ thể người với hàm lượng rất nhỏ, nhưng vô cùng quan trọng. Nó là một chất giải độc kỳ diệu chuyên “săn bẫy” các kim loại nặng độc hại rồi thải trừ chúng ra khỏi cơ thể. Selen cần phải được cung cấp đầy đủ để phòng bệnh tuyến giáp, đặc biệt là ở trẻ em. Ngoài ra Selen còn có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch.
Thiếu kẽm, selen sẽ gây ra rất nhiều các hệ lụy ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ: trẻ biếng ăn, rối loạn vị giác, chậm lớn, còi xương, suy dinh dưỡng, nôn không do rõ nguyên nhân; rối loạn giấc ngủ (khó ngủ, mất ngủ, ngủ không yên giấc, thức giấc nhiều lần trong đêm, khóc đêm), tư duy chậm, trí nhớ kém; trẻ bị tiêu chảy, viêm nhiễm đường hô hấp; thị lực kém, bị các bệnh viêm da, chàm, vết thương chậm liền sẹo…
Giải pháp nào cho trẻ?
Các bà mẹ nên chú ý tới chế độ ăn của trẻ, bổ sung bằng các thực phẩm giàu kẽm, selen như: tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành..Với trẻ sơ sinh, để có đủ kẽm, các bà mẹ nên cho trẻ bú mẹ.
Tuy nhiên, trong quá trình chế biến thức ăn, lượng kẽm, selen bị thất thoát nhiều, mà trẻ nhỏ là đối tượng rất lười ăn. Như vậy, dẫn đến việc cung cấp kẽm và selen qua chế độ ăn sẽ không đủ cho cơ thể trẻ, do đó các bà mẹ có thể tìm đến các sản phẩm vi lượng được bày bán trên thị trường