Chọn đồ ăn cho bé tập ăn dặm qua từng thời kỳ cũng cần phải có kiến thức và sự hiểu biết. Dưới đây là top thực phẩm có thể cho bé ‘nhâm nhi’, nếm thử qua từng thời kỳ ăn dặm mà mẹ cần biết.
Lưu ý: Ở giai đoạn đầu khi mới tập cho bé ăn dặm, nên cho bé ăn các thức ăn dễ tiêu hóa, hạn chế dùng muối và chất béo, để tạo cho bé thói quen ăn uống tốt, tránh các bệnh do tập quán sinh hoạt về sau này.
Nếu có mẹ nào chưa biết đến bảng này mà nỡ cho bé ăn các thực phẩm đánh dấu (×) thì cũng không phải cuống lên, lo lắng quá (trừ khi bé ăn quá nhiều mới cần lo), chỉ là nếu làm thế này thì mình sẽ yên tâm hơn phải không nào?
Trứng, sữa, lúa mỳ là 3 nhóm thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé, nhưng lại là những thực phẩm dễ gây dị ứng. Nếu không có kết luận của bác sĩ về cơ địa dị ứng của bé với các loại thực phẩm này (thông qua xét nghiệm thử máu) thì vẫn cần cho bé ăn để tránh làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
Khi cho bé ăn bất kỳ một thức ăn gì mới cũng cần cho ăn ít một, và ăn 2 bữa liên tục để xem phản ứng của bé. Nếu có phản ứng dị ứng thì cần đi khám để có kết luận chính xác về việc bé có dị ứng với loại thức ăn đó hay không. Ngoài ra, các thực phẩm dễ gây dị ứng khác như tôm, cua, lạc … cũng không nên cho bé ăn sớm.
Mật ong có chứa mầm mống vi khuẩn Clostridium botulinum, là loại vi khuẩn độc hại có thể gây những hội chứng ngộ độc nghiêm trọng. Các bé với bộ máy tiêu hóa chưa phát triển hoàn toàn, nếu sử dụng mật ong có thể bị ngộ độc, đôi khi dẫn đến hậu quả đáng tiếc. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, không nên cho các bé dưới 1 tuổi ăn mật ong.