Chúng ta mong muốn trẻ trung thực, nhưng cũng tốt bụng, lễ phép và thận trọng. Vậy điều gì xảy ra nếu sự thật làm ai đó đau lòng? Rốt cuộc thì chúng cũng đã từng chứng kiến bạn buông ra những lời nói dối ”vô hại”. Ví dụ như khi đến trễ bạn giải thích là do “Kẹt xe”, hay từ chối dự sinh nhật muộn vì “bé bị sốt”. Dạy con trung thực, nhưng cũng cần dạy con biết yêu thương và quan tâm đến người khác. Vâng, đó chính là vấn đề. Trẻ quan sát và học hỏi hỏi từ bạn nhiều thứ. Vì vậy bạn phải chấn chỉnh lại bản thân mình. Quan trọng nhất là chỉ nói dối trong những trường hợp bất khả kháng. Một lời nói đưa ra ít thông tin hơn không phải là nói dối.
Điều thứ 4: “Sẽ chẳng đau tí nào.”
Bạn đưa bé đi tiêm và an ủi con bằng những lời như thế ư? Có lẽ đấy là lời nói dối ngớ ngẩn nhất bởi vì kim tiêm của bác sĩ sẽ ngay lập tức phản lại bạn ngay sau khi bạn dứt lời.
Thay vào đó, hãy nói với bé rằng:
“Con sẽ cảm thấy đau đấy nhưng chỉ một chút thôi.” Đừng xua đuổi nỗi sợ của trẻ mà hãy cho trẻ thời gian chuẩn bị. Bạn có thể nói là, “Nó sẽ đau hơn cái véo tai một tí thôi.”
Điều thứ 5: “Sparky bị ốm nên đã chuyển về quê ở rồi con ạ.”
Mặc dù bạn cố gắng bảo vệ trẻ khỏi nỗi buồn bực, bối rối nhưng nói trẻ nghe sự thật về cái chết là tốt nhất. Hãy nhẹ nhàng giải thích với trẻ vấn đề này.
Thay vào đó, hãy nói với bé rằng:
“Khi thú vật bệnh hay già đi thì chúng sẽ chết và Sparky cũng không ngoại lệ.” Ngoài ra, hãy linh động để giải thích theo hướng phát triển cảm xúc cũng như câu chuyện của con, tùy theo tính cách và độ tuổi để bé dễ tiếp nhận hơn. Tiến sĩ Gardenwartz cho rằng, “Bạn không cần phải cung cấp thông tin vượt quá nhu cầu của trẻ. Nếu trẻ không thắc mắc gì có nghĩa là bé chưa sẵn sàng hoặc đơn giản là trẻ không tò mò. Còn khi trẻ hỏi, hãy luôn trong tư thế chuẩn bị trò chuyện cởi mở cùng trẻ.
Điều thứ 6: “Năm nay, ông già Noel sẽ không đến nếu con không (không ăn rau / không ngủ sớm / không đánh răng…)”
Lại nữa, phải là bạn chứ không phải ông già Noel dạy trẻ phải hành động như thế nào cho thật ngoan.
Thay vào đó, hãy nói với bé rằng:
Tiến sĩ Nelsen khuyên bạn hãy để bé cùng tham gia trong việc đề ra các quy tắc trong nhà, đặt những câu hỏi để trẻ cùng hợp tác thực hiện. “Theo quy định của mình thì sau khi chơi xong thì con sẽ làm gì với đồ chơi của mình nhỉ? Con có muốn mẹ tính xem phải mất bao lâu để con hoàn tất việc đó không? Mẹ mong chờ đến giờ mẹ con mình đọc sách ngay sau khi con dọn đồ chơi gọn gàng.”
Điều thứ 7: “Bố và mẹ đang chơi cùng nhau.”
Hai vợ chồng bạn đang thật sự cãi nhau. Thỉnh thoảng để trẻ thấy cũng không sao, miễn sao là tranh luận đàng hoàng và bình đẳng cùng nhau. Tiến sĩ Nelsen cho rằng, “Để trẻ có ấn tượng rằng bố mẹ không bao giờ cãi nhau thật là điều ngớ ngẩn.”
Thay vào đó, hãy nói với bé rằng:
“Bố và mẹ đang giận nhau nhưng mọi chuyện sẽ ổn con à. Vì bố mẹ rất yêu nhau nên sẽ có cách giải quyết chuyện này.” Nhắc bé nhớ lần mà bé giận người bạn mà giờ vẫn là bạn thân của bé. Sau đó giải thích thêm là bố mẹ có nhiều ý kiến khác nhau nên cần phải tranh luận cho đến khi thống nhất được với nhau. Hãy nhớ rằng tranh luận đàng hoàng nghĩa là không to tiếng, không chửi rủa hay đóng sầm cửa lại.
Nhưng vậy thì những lời nói dối vô hại đều không tốt cả sao?
Chúng ta mong muốn trẻ trung thực, nhưng cũng tốt bụng, lễ phép và thận trọng. Vậy điều gì xảy ra nếu sự thật làm ai đó đau lòng? Rốt cuộc thì chúng cũng đã từng chứng kiến bạn buông ra những lời nói dối ”vô hại”. Ví dụ như khi đến trễ bạn giải thích là do “Kẹt xe”, hay từ chối dự sinh nhật muộn vì “bé bị sốt”.
Vâng, đó chính là vấn đề. Trẻ quan sát và học hỏi hỏi từ bạn nhiều thứ. Vì vậy bạn phải chấn chỉnh lại bản thân mình. Quan trọng nhất là chỉ nói dối trong những trường hợp bất khả kháng. Một lời nói đưa ra ít thông tin hơn không phải là nói dối. Ví dụ, nếu dì Betty tặng bé một chiếc áo choàng màu xanh lá cây mà bạn biết là bé sẽ không thích mặc kiểu áo đó, thì đừng khuyến khích bé viết thư cảm ơn và nói rằng bé rất thích. Thay vào đó, hay nghĩ xem làm thế nào để nói sự thật như là “Con thích màu xanh lá cây” hay “Cảm ơn dì đã nhớ sinh nhật con.” Lần tới, khi một người bạn rủ gia đình bạn dự một bữa tiệc nướng ngoài trời mà không ai muốn đi cả, hãy để trẻ nghe cách bạn đối đáp, “Cảm ơn lời mời của bạn, nhưng mà cả nhà mình định cuối tuần này sẽ ra ngoài xem phim và nhâm nhi bắp rang cùng nhau rồi.”