Bạn có thể ngạc nhiên tại sao phong cách nuôi dạy con cái của bố mẹ thường khác nhau. Bố thường rất nghiêm nghị nhưng linh hoạt. Và sự linh hoạt ấy chính là gia vị hỗ trợ cho kỷ thuật dạy con của các ông bố thêm hoàn hảo.
Ngay trước khi đi ngủ, Sylvia lại phàn nàn rằng một trang sách ảnh của bé đã “bị hỏng” (do chính bé làm hỏng cũng lâu rồi) và cô nàng còn mè nheo đòi được ăn thêm bỏng ngô nữa sau khi chúng tôi đã nói “không lần nào nữa nhé!”. Trong khi tôi đang định dỗ dành, thì chồng tôi đã đi đến phía sau con bé, anh nâng nó lên tay, vác lên vai, vừa bước rất nhanh lên lầu và vừa hỏi “có chuyện gì vậy, Syl?”.
“Mẹ ơi, không!” con bé hét lên, giãy giụa.
Tôi nhìn theo sau lưng chồng đầy lo lắng, bởi có lẽ anh đã làm cho tình hình tồi tệ hơn. Anh đã không cho Sylvia một cơ hội nào để bình tĩnh lại. Bây giờ con bé có thể sẽ không chịu đi ngủ và chỉ gào khóc….
Nhưng chỉ một lúc sau đó, từ trên lầu, tôi lại nghe những tiếng cười khúc khích. Rồi tiếng kể chuyện rì rầm và sau đó là sự im lặng. Và sau đó là một ông chồng đắc thắng, nhanh nhẹn đi xuống cầu thang như thể tất cả những chuyện vừa rồi đều “không có gì”. “Thật là một con bé ưa ngọt!”, anh ấy nói.
Tôi đã học được bài học này ít nhất một lần một tuần: Tôi đã nhầm lẫn rằng cách làm cha mẹ của Aron là sai. Nhưng rõ ràng, đặc biệt là trong những khoảnh khắc yếu đuối của tôi, chồng tôi đã có những cách hành xử rất hay, giải quyết vấn đề rất chính xác, nhanh chóng.
“Bạn không cần phải là bắt chước cách chồng bạn dạy dỗ các con hoặc bắt anh ấy phải ứng xử với các con giống như cách của bạn”, Rona Renner, quản lý chương trình phát thanh Vấn đề trẻ em và là người mẹ của bốn đứa con nói. “Hãy đánh giá cao cách anh ấy đã làm khác với các con”. Chúng ta nên hoan nghênh những gì các ông bố đã làm đúng – và có thể thử một vài lời khuyên cho chính mình.
Cho phép trẻ chấp nhận rủi ro
“Với vợ tôi, hầu hết những cuộc phiêu lưu của cha con tôi đều là “không thể hiểu được”, Will Craig, ngụ tại thành phố New York, cha của Radia 4 tuổi và Lela 2 tuổi nói. “Cô ấy sẽ hỏi: “Tại sao anh cho con leo lên hàng rào?”. Câu trả lời của tôi là: “Vì nó ở đó”. Tôi đã luôn luôn cảm thấy dù là con gái cũng cần phải thử những điều mạo hiểm. Điều đó không có nghĩa là tôi cho bé chơi dại như “tự thiêu” trên bếp, nhưng nếu Lela đang cố gắng đứng lên lên trên chiếc ghế thấp của mình để đạt được một cái gì đó và để nó bị đổ, tôi có thể cho phép bé làm lại để biết cách giữ cân bằng, sau đó tôi sẽ đưa bé ra khỏi đó”, Craig nói thêm.
Tại sao các bà mẹ thường rùng mình hoảng sợ khi thấy con mình chơi trò nguy hiểm? “Vì dường như những người mẹ đã tạo nên bản năng bảo vệ con từ trong thời kỳ mang thai. Khi chúng ta quá tập trung vào việc làm sao cho con luôn khỏe mạnh và an toàn nhất, chúng ta đã từ bỏ tất cả các hành vi có nguy cơ với con mình. Tôi nghĩ rằng một người mẹ đã cố bảo vệ con theo bản năng này”.
“Nếu trẻ em không có kinh nghiệm vui chơi với những vật dụng nguy hiểm, nó có thể làm cho trẻ thận trọng hơn và ít sẵn sàng để thử những điều mà trẻ cảm thấy không tự tin để làm chủ”, Kyle Pruett, tiến sĩ, giáo sư lâm sàng tâm thần học trẻ em tại đại học Yale cho biết.
Lời khuyên để đối phó với sự khác biệt: Chỉ chịu đựng những gì bạn thấy thoải mái và hãy tự làm đơn giản hóa những lo lắng của mình. “Những khi tôi nhìn thấy Sylvia chơi với Aron hoặc chạy xung quanh bên ngoài, tôi tự hỏi: Liệu bé có bị nguy hiểm không hay chỉ là do suy nghĩ của tôi? Có thể bé sẽ vấp ngã làm trầy trụa, đau ở đâu đó và chỉ đau một chút rồi sẽ hết thôi!”.
Hoặc làm như bạn Laurie của tôi, cô ấy chọn cách loại mình ra khỏi tình hình. Ví dụ, khi gia đình cô ấy đi biển chơi, cô chọn những chiếc ghế nhìn ra biển để ngắm nhìn những con sóng, dù cô ấy biết con mình đang vui đùa với cha chúng ở bãi cát phía sau và bé có thể gặp một nguy hiểm nào đó.
Tin tưởng vào chính mình hơn các chuyên gia
“Vợ tôi có thể là một người rất hay đưa ra lời khuyên, nhưng tôi có khả năng cảm thấy những gì là tốt nhất mình và con”, Clark Avery ở San Francisco, cha của Andee 14 tháng tuổi nói. “Nếu bạn hỏi tôi vì sao thường làm những điều khác với cách vợ tôi hay làm thì tôi sẽ trả lời rằng vì tôi có bằng chứng cho thấy tại sao các phương pháp của tôi là tốt hơn. Nếu không vậy thì chỉ là do quan điểm nhìn nhận vấn đề khác nhau mà thôi.”
“Phụ nữ nhạy cảm hơn để nhận định được những vấn đề nào là đúng, nhưng nếu bất cứ điều gì sai với con họ thì người mẹ thường có xu hướng đổ lỗi. Ngoài ra, họ có xu hướng so sánh vấn đề với các phụ huynh khác hơn là những ông bố.”
Lời khuyên để đối phó với sự khác biệt: Sự giúp đỡ và thông tin từ những người khác cũng tốt nhưng bạn cũng cần tin vào bản năng của riêng bạn. Không ai hiểu con bạn tốt hơn chính bạn!
“Lần tôi đưa Sylvia đi kiểm tra viêm tai, các bác sĩ cho biết, “bé không sao cả”, nhưng với “lịch sử” bệnh của con, tôi nghĩ tôi nên nói với bác sĩ cần kiểm tra kỹ lại tai của con bé một lần nữa. Và quả thật, lần kiểm tra thứ 2 đã phát hiện ra bệnh”. Đó là khi tôi quyết định được nhiều hơn Aron và không làm theo lời khuyên của người khác. Bởi vì tôi hiểu tôi cần làm những gì phù hợp với con tôi (ngay cả khi phải bắt con khám tai lại trong khi con la hét, khóc lóc).
Bỏ qua các tiểu tiết
“Tôi thường mặc đồ không đồng bộ cho con gái “, Al Weiss cha của bé Elisabeth, 11 tháng tuổi, ngụ ở New Jersey, nói. “Tôi có thể mặc quần áo cho con khá xấu xí bởi vì tôi không thể tìm thấy cùng lúc 1 bộ hợp tông màu. Vợ tôi sẽ nói, “Áo này cần phải đi với quần này”. “Nhưng có hề gì, miễn là con gái tôi cảm thấy ấm áp và hạnh phúc là được rồi?”
“Các bà mẹ luôn có thói quen đưa mọi thứ vào tiêu chuẩn từ cảm giác của họ và họ cũng tự đặt trách nhiệm cho tất cả mọi thứ phải thật hoàn hảo”, Renner nói. “Vậy tại sao các bà mẹ không giải tỏa cho mình bằng những suy nghĩ nhẹ nhàng hơn, kiểu như: anh ấy đã cho con bé ăn mặc theo kiểu mới!”
Lời khuyên để đối phó với sự khác biệt:
Tôi tập quan tâm nhiều hơn về cách Sylvia vui vẻ khi được cha nó chăm sóc. Và tôi cũng có thể thỏa thuận ngầm với Aron: Trong những ngày anh chăm sóc con, anh hoàn toàn có quyền “biến hóa” với tủ quần áo của con, và tôi sẽ không nói gì cả.
Chơi với con như một đứa trẻ”Chúng tôi cùng tưởng tượng ra một sân bóng đá, và chỉ cần như thế con trai của tôi cũng thích thú lắm rồi”, Rob Jarosh cha của Cheyenne, người đã dành nhiều thời gian “ngớ ngẩn” để vui chơi cùng con trai 3 tuổi của mình, nói. “Hoặc anh ấy sẽ đi xung quanh con trai với một chiếc thìa gỗ, vờ như đang hát vào micro với những bài hát thiếu nhi đáng yêu – anh ấy sẽ đưa cho tôi một cuộn giấy các-tông và bảo tôi giả vờ đó là một cây kèn”, vợ của Rob cho biết. “Và thế là nhà tôii rộn tiếng cười!”
Những người mẹ luôn muốn ngăn nắp trong bất cứ chuyện gì. Ý nghĩ mọi thứ phải đâu ra đó, ngôi nhà luôn sạch sẽ, bữa tối đủ dinh dưỡng hay và những đứa trẻ thì luôn phải theo đúng lịch trình thường lấn át hết ý nghĩ sẽ cho con cái được lộn xộn, làm rối tung mọi thứ lên.
Sự tự do, thoải mái, một chút lập dị, và không phải theo một trật tự nào đó có thể là một bài học quý giá cho trẻ em, Renner cho biết.
Lời khuyên đối phó với sự khác biệt: Thỉnh thoảng hãy thử đảo ngược vai trò một chút. Nếu chồng của bạn không thể nấu bữa tối thay bạn, vậy bạn hãy cho phép bữa ăn đó trở nên đơn giản, có thể chỉ có bánh mì, đồ hộp và dành nhiều thời gian để bày trò vui chơi với con bạn.
Hãy cho con cảm giác thất vọng
“Tôi sẵn sàng để cho Ava khóc lâu hơn vợ tôi thường một chút,” James Bolton, cha của Oakland, 7 tháng tuổi, ngụ ở California, nói. “Nếu đang tắm mà tôi nghe con gái khóc trong khi đang ngồi trong cũi, tôi sẽ nhìn trộm ra để xem chiếc cũi có an toàn không, hoặc bé có làm gì nguy hiểm không. Nếu mọi thứ vẫn ổn, tôi sẽ tiếp tục và nói với ra với con là cha sắp xong rồi. Nhưng nếu là vợ tôi, cô ấy sẽ vội vàng chạy ra và bế con lên ngay.
“Tại sao các bà mẹ lại khác? “Người cha thường cho phép con cái của họ có cảm giác thất vọng nhiều hơn các bà mẹ” Renner nói. “Họ cảm thấy điều quan trọng là cho trẻ trải nghiệm và tự thu xếp vấn đề của chính mình. Đó là cách ông bố chuẩn bị tinh thần cho con họ khi bước vào đời thực.”
Lời khuyên để đối phó với sự khác biệt: Có thể bạn thấy chồng mình không quan tâm đến con cái nhiều như bạn, nhưng thực sự không phải vậy đâu. Chỉ là các ông bố không thích thể hiện điều đó ra mặt một cách thái quá như những người mẹ mà thôi.
Lần tới, nếu con khóc, bạn hãy dùng bông nút tai lại để không phải nghe thấy và quá sốt ruột vì tiếng khóc của con. Miễn là bạn tin tưởng rằng con của bạn vẫn đang không có vấn đề gì nghiêm trọng, điều đó sẽ tốt hơn cho con bạn (và cả cho bạn!) Vì nó giúp bé hình thành sự tự lập, cứng cỏi hơn và có kỹ năng tự bảo vệ mình. Nó cũng cho bạn nhiều thời gian hơn để làm việc khác.
Hãy ngắm nhìn cách chồng bạn đang vui chơi với các con nhé. Hẳn bạn sẽ thấy thú vị hơn là lo lắng đấy. Đừng chỉ trích anh ấy mà hãy kết hợp với cách của bạn để có thể tạo cho các con một không gian sống thú vị nhất!