Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Hen suyễn ở trẻ em

Tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn ở trẻ em ngày càng tăng cao nhưng việc điều trị đôi khi gặp khó khăn do không nhận biết sớm hoặc chẩn bệnh thiếu chính xác.


Hen suyễn là bệnh mạn tính của đường thở: các đường thở trong phổi của bệnh nhân bị viêm và hẹp lại, tình trạng này lúc nào cũng hiện diện, ngay cả khi bệnh nhân cảm thấy khỏe mạnh. Khi bệnh nhân tiếp xúc với một số yếu tố đặc biệt (yếu tố gây cơn), tình trạng viêm-hẹp đường thở sẽ tăng lên, tăng đến mức lên cơn hen: cảm thấy tức ngực, khó thở, ho, khò khè.

Ở VN, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh hen suyễn khá cao và theo chiều hướng tăng dần. Theo công bố của Bộ Y tế, tỷ lệ này năm 2000 từ 8-9%, đến năm 2004 là 10%. Đặc biệt, tại TP.HCM, theo thống kê thực hiện bởi Tổ chức y tế ISAAC (chuyên nghiên cứu hen suyễn và dị ứng ở trẻ em trên toàn cầu) vào năm 2004, có đến 29,1% trẻ em bị hen suyễn, con số thuộc loại cao nhất của châu Á. Tỷ lệ cao như thế nhưng những triệu chứng bệnh hen suyễn ở trẻ em đôi khi không rõ ràng, gây khó khăn cho việc định bệnh, dẫn đến điều trị không đúng.

Hen suyễn bị nhầm thành viêm phế quản

PGS-TS Lê Thị Tuyết Lan, Chủ tịch Hội hô hấp TP.HCM, cho biết tình trạng trẻ em hen suyễn bị nhầm sang bệnh khác rất phổ biến, đặc biệt là viêm phế quản. Một trường hợp BS Tuyết Lan vừa gặp tại BV ĐH Y dược là bệnh nhi A.N, 4 tháng tuổi, bị khò khè, ho ra đàm, không sốt. Sau một tháng rưỡi được khám và điều trị ở 2 BS khác nhau, bé được chẩn đoán đến… 3 loại bệnh: viêm phế quản, nhiễm siêu vi và viêm cuống phổi. Và đi kèm theo chẩn đoán này là 4 loại thuốc kháng sinh và 3 loại thuốc tan đàm lần lượt được uống trong suốt một tháng, nhưng tình trạng ho có đàm và khó thở của bé vẫn không cải thiện. Bé A.N thật ra bị hen suyễn, sau khi được điều trị đúng thuốc hen suyễn, bệnh tình của bé đã tiến triển tốt.

Theo BS Huỳnh Thị Hồng Loan (phòng khám hô hấp, BV ĐH Y dược), bệnh hen suyễn ở trẻ em có thể bắt đầu ở bất cứ độ tuổi nào, nhưng phần lớn (từ 50-80%) phát bệnh trước 5 tuổi. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến bác sĩ khó định bệnh hen suyễn ở trẻ em vì dưới 5 tuổi, triệu chứng bệnh không rõ ràng và đầy đủ. Trong nhiều trường hợp, trẻ chỉ có một biểu hiện duy nhất là ho nhiều (ban đêm, sáng sớm khi thức giấc) hoặc thở nặng nhọc khi gắng sức lúc chơi đùa… Trẻ ở độ tuổi này lại thường không đo được hô hấp ký nên việc chẩn đoán của BS lại càng khó khăn hơn.

Một cản trở khác lại đến từ phía phụ huynh. Nhiều bậc cha mẹ chưa từng có kinh nghiệm về hen suyễn, khi con bị một triệu chứng duy nhất là ho khan kéo dài, tái phát thường xuyên, sẽ dễ “chấp nhận” một dự đoán viêm nhiễm (viêm họng, viêm phế quản…) hơn là hen suyễn. Không hiểu biết về hen suyễn cũng dễ khiến cha mẹ xem thường hoặc nhầm lẫn các triệu chứng, như việc trẻ có những cơn thở mệt, ngắn khi đi học về thường bị cho là do áp lực bài vở nên bỏ qua và không đưa con đi khám.

Nhận biết và điều trị

Bệnh hen suyễn có tính gia đình, nếu cha, mẹ từng bị hen thì trẻ có nhiều nguy cơ bị mắc bệnh. Những trẻ bị chàm, có cơ địa dị ứng (dị ứng thức ăn, bụi bặm, khói thuốc, phấn hoa…) cũng là “đối tượng” hàng đầu của bệnh hen suyễn. 70-90% trẻ bị hen suyễn cũng bị dị ứng.

Phụ huynh nên đưa trẻ đến khám tại chuyên khoa hô hấp ngay khi trẻ có cơn hen điển hình: bắt đầu với hắt hơi, ngứa mũi, ngứa họng và càng lúc càng khò khè, khó thở, phải ngồi chồm người để thở và vận dụng các cơ hô hấp phụ. Ngoài ra, trẻ bị ho, khó thở, nặng ngực tái đi tái lại nhiều lần sau khi vận động mạnh, khi tiếp xúc với các yếu tố khởi phát cơn (bụi bặm, khói thuốc, nấm mốc…), khi thay đổi thời tiết… cũng là những dấu hiệu của hen suyễn.

Theo BS Tuyết Lan, bệnh hen suyễn không thể chữa dứt hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát được, giúp bệnh nhân có một cuộc sống gần như bình thường. Có những trẻ mắc bệnh hen suyễn tự khỏi trong một thời gian dài, nhưng bệnh có thể tái phát bất cứ lúc nào.

Ngoài việc tuân thủ việc điều trị do BS đưa ra (uống thuốc đúng liều lượng, tái khám đúng hạn), phụ huynh cần chú ý một số điểm sau khi có con em bị hen suyễn:

  • Tránh các yếu tố gây dị ứng, khởi phát cơn: không nuôi thú vật, tránh hút thuốc gần trẻ, không để trẻ tiếp xúc với phấn hoa…
  • Trong bụi bặm thường có con mạt nhà, là dị nguyên gây hen suyễn, vì vậy cần giữ nhà cửa sạch sẽ, đặc biệt là phòng ngủ. Mền, mùng, gối nên được giặt sạch bằng nước nóng thường xuyên và có đồ bao đậy bên ngoài.
  • Phụ huynh và chính bệnh nhi phải được hướng dẫn rõ về bệnh hen suyễn để tự phòng tránh các yếu tố làm khởi phát cơn.
Meyeucon.org - 09/08/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bệnh hen suyễn ở trẻ em

Bài viết liên quan

  • 4 cách phòng chống suyễn do gắng sức ở trẻ
  • Cách xử trí cơn suyễn của trẻ tại nhà
  • Trẻ xem tivi nhiều có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cao
  • Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị suyễn
  • Trẻ tiếp xúc sớm với vi khuẩn làm giảm nguy cơ hen suyễn

Bình luận

  1. Dương Mai đã bình luận

    29/12/2011 at 10:48 sáng

    Chào bác sĩ.
    Em trai cháu năm nay 11 tuổi. 2 tháng gần đây, em cháu ho, khó thở. Khám ở bệnh viện tỉnh thì các bác sĩ chẩn đoán là viêm phế quản. Nhưng điều trị 1 tháng mà vẫn chưa dứt. Sau đó, nhà cháu lại cho em khám ở viện Nhi Trung Ương thì bác sĩ chẩn đoán là hen cấp. Bắt đầu từ lúc em cháu uống thuốc viêm phế quản thì mặt và chân tay sưng phù, giống như tăng cân. Bác sĩ bào rằng vấn đề này không đáng ngại. Hiện nay em cháu đã về nhà hơn 1 tuần và uống thuốc đều đặn. Nhưng mặt với chân tay thì vẫn phù lên.
    Vậy cháu xin hỏi, vì sao em cháu lại bị như thế và có cách gì làm hết sưng phù không ạ?
    Chấu rất mong các bác sĩ giải đáp sớm giúp cháu.
    Cháu xin cảm ơn!

    Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn