Quan niệm trước đây cho rằng bụng bầu người mẹ càng nhô cao, khả năng sinh con trai càng nhiều. Ngược lại, bụng to đều, thấp là dấu hiệu của một bé gái sắp chào đời. Tuy nhiên, nữ khoa học – nhà báo Anh Jena Pincott đã tìm ra bằng chứng cho thấy hầu hết mọi người đã nhìn nhầm chỗ. Một công bố mới của nhà khoa học này cho thấy ngực người phụ nữ mới là nơi tiết lộ giới tính thai nhi.
Tờ Daily Mail trích nội dung cuốn sách của Pincott có tên “Do Chocolate Lovers Have Sweeter Babies?” xuất bản năm 2013 cho thấy những bà mẹ mang thai con gái có ngực lớn hơn những bà mẹ sinh con trai.
Trong cuốn sách, Pincott nói rằng ngực phụ nữ mang thai con gái sẽ lớn hơn 8 cm, trong khi ngực phụ nữ mang thai bé trai chỉ phát triển 6,3 cm. Giải thích về điều này, bà cho rằng đó là do sự khác nhau về lượng testosterone giải phóng trong suốt thời kỳ mang thai. Theo đó, bào thai mang giới tính nam tạo ra hormone làm suy giảm sự phát triển ngực bình thường của bà mẹ trong thời kỳ mang thai.
Khoa học đã chứng minh tinh trùng người cha quyết định giới tính của đứa con, nhưng giới tính thai nhi có thể biểu hiện trên cơ thể mẹ lúc mang thai. Thông thường, cứ 107 thai nhi nữ được thụ tinh thì 100 thai nhi nam hình thành, sự chênh lệch này bắt nguồn từ độ tuổi cha mẹ, căng thẳng, chu kỳ rụng trứng và các yếu tố khác. Tuy nhiên, do sự can thiệp của con người, tỉ lệ giới tính trẻ em được sinh ra trái ngược với con số này.
Cách chính xác nhất để xác định giới tính của thai nhi là chọc dò ối (chính xác tới 100%), nhưng có thể dẫn đến nguy cơ sẩy thai. Siêu âm là biện pháp an toàn, nhưng chỉ có thể xác định giới tính chính xác khi bé hơn 18 tuần tuổi.
Một nghiên cứu năm 2011 đăng trên Tạp chí của Hiệp hội y khoa Mỹ cho thấy xét nghiệm máu của mẹ để phân tích AND thai nhi sau 7 tuần có thể xác định giới tính chính xác đến 95% đối với bé trai và 98% đối với bé gái. Ngoài ra, xét nghiệm nước tiểu cũng có thể biết giới tính thai nhi, nhưng phương pháp này không đáng tin cậy.
Làm cha mẹ, ai cũng tò mò muốn sớm biết giới tính đứa con sắp chào đời, nhưng với tình hình mất cân bằng giới tính trầm trọng ở nước ta hiện nay (120 bé trai/ 100 bé gái), các bậc cha mẹ chỉ nên dùng các mẹo vui để đoán biết, chứ tuyệt đối không nên can thiệp vào giới tính thai nhi.
mymai đã bình luận
Cho mình hỏi, mình đi khám thai lúc thai được 13 tuần 4 ngày và có kết quả xét nghiệm nước tiểu ở bệnh viện Từ dũ như sau.
– Urobilinogen: 1.7 (1.5-30) umol/l
– Glucose: Âm tính âm tính mmol/l
– Ketone: +1.5 âm tính mmol/l
– Bilirubin: Âm tính âm tính umol/l
– Đạm: Âm tính âm tính g/l
– Nitrite: Âm tính âm tính mg/dl
– pH: 6 (4.5-7.5)
– Máu: Âm tính âm tính hc/ul
– Tỷ trọng: 1.020 (1.000-1.030)
– Bạch cầu: +25 âm tính bc/ul
Xin bác sỹ tư vấn và đọc kết luận giúp em với ạ. vì chưa đến ngày gặp bác sỹ mà nhà ở xa. Em cảm thấy mình bị viêm đường tiết niệu, mấy ngày nay, đi tiểu đêm vào bô, nhìn thấy nước vàng bình thường nhưng sáng ra đổ bô thấy màu hồng trên giấy lau vệ sinh ngấm nước tiểu mà mình chùi xong bỏ vào bô từ đêm. Em lo lắng quá không biết có phải đi tiểu ra máu ko? Và chỉ số Ketone kia có phải là bị tiểu đường ko ạ. xin bác sỹ và mọi người tư vấn ạ.
mymai đã bình luận
Cho mình hỏi, mình đi khám thai lúc thai được 13 tuần 4 ngày và có kết quả xét nghiệm nước tiểu ở bệnh viện Từ dũ như sau.
– Urobilinogen: 1.7 (1.5-30) umol/l
– Glucose: Âm tính âm tính mmol/l
– Ketone: +1.5 âm tính mmol/l
– Bilirubin: Âm tính âm tính umol/l
– Đạm: Âm tính âm tính g/l
– Nitrite: Âm tính âm tính mg/dl
– pH: 6 (4.5-7.5)
– Máu: Âm tính âm tính hc/ul
– Tỷ trọng: 1.020 (1.000-1.030)
– Bạch cầu: +25 âm tính bc/ul
Xin bác sỹ tư vấn và đọc kết luận giúp em với ạ. vì chưa đến ngày gặp bác sỹ mà nhà ở xa. Em cảm thấy mình bị viêm đường tiết niệu, mấy ngày nay, đi tiểu đêm vào bô, nhìn thấy nước vàng bình thường nhưng sáng ra đổ bô thấy màu hồng trên giấy lau vệ sinh ngấm nước tiểu mà mình chùi xong bỏ vào bô từ đêm. Em lo lắng quá không biết có phải đi tiểu ra máu ko? xin bác sỹ và mọi người tư vấn ạ.