Mướp đắng có tác dụng giải độc, sáng mắt, giải nhiệt, hơn nữa còn có tác dụng giảm đường trong máu, chống sưng phù, điều trị độc tố, thúc đẩy khả năng miễn dịch. Nhưng mướp đắng nên chế biến thế nào là tốt nhất?
Mướp đắng khi ăn sống sẽ hấp thụ toàn bộ giá trị dinh dưỡng. Nghiên cứu gần đây phát hiện, mướp đắng có tác dụng giải trừ chất béo, mỗi ngày ăn từ 2 – 3 quả mướp đắng sẽ giúp bạn chống béo phì.
Bạn cũng có thể dùng nước đun sôi để chần qua hoặc xào nấu bằng dầu, vị đắng có thể giảm đi. Tuy nhiên thành phần dinh dưỡng trong mướp đắng khi xào nấu đã mất đi đáng kể.
Người cao tuổi và người mắc bệnh tiểu đường, vì chân răng yếu nên thường phải đun nhừ, tốt nhất nên nấu canh mướp đắng để uống. Chú ý mướp đắng tính hàn, vì thế người có tỳ vị suy không nên ăn, ngoài ra phụ nữ mang thai cũng nên thận trọng.
Tác dụng của mướp đắng:
1. Mướp đắng có tác dụng giải cảm, thông huyết bổ khí, bổ thận kiện tỳ, sáng mắt…điều trị bệnh kiết lỵ, cảm nhiệt, đau mắt….
2. Hàm lượng vitamin C trong mướp đắng tương đối cao có tác dụng phòng chống bệnh máu xấu, bảo vệ màng tế bào, phòng chống xơ cứng động mạch, bảo vệ tim…
3. Thành phần trong mướp đắng có thể phòng chống phát triển tế bào ung thư.
4. Mướp đắng có tác dụng hữu ích đối với giảm béo.