Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Những điều cần biết về sản dịch sau sinh

Những mẹ sau sinh nằm nhiều, không vận động sẽ làm cản trở quá trình thoát ra của sản dịch.

Mẹ trẻ lo ngay ngáy vì sản dịch

Sau khi “thiên thần nhỏ” chào đời, các bà mẹ trẻ lại phải đối đầu với một vấn đề cực kỳ nan giải. Đó là chảy máu sau sinh hay còn gọi là sản dịch. Chị Hoàng Anh (Bắc Ninh) chia sẻ trên một diễn đàn dành cho phụ nữ: “Em mới sinh cháu được 15 ngày. Sau khi sinh được 10 ngày thì hết ra máu (sản dịch) nhưng đến ngày thứ 12 lại thấy ra máu màu đỏ tươi. Cho đến bây giờ vẫn ra nhưng ít hơn. Các chị cho em hỏi như vậy là sau? Có phải tại em đi lại nhiều quá không? (Hai cụ bên nội ngoại bảo thế ạ). Em cảm ơn các chị”.

Cùng cùng tâm trạng với chị Hoàng Anh là chị Thu Hà (Hải Dương): “Em sinh em bé đã được 6 tuần rồi mà vẫn chưa hết sản dịch nên thấy lo quá các mẹ ạ. Tự nhiên hai hôm nay lại thấy ra máu đỏ và tươi hơn mấy hôm trước (mấy bữa trước thì thấy nhạt màu rồi, tưởng là sắp hết nên em chỉ dùng băng vệ sinh hàng ngày thôi). Em không biết có vấn đề gì không? Em có phải đi khám ngay không? Mẹ nào biết trả lời giúp em nhé”.

Kết bạn thân với rau ngót là cách đẩy sản dịch nhanh
Kết bạn thân với rau ngót là cách đẩy sản dịch nhanh

Bí kíp của chị em

Chia sẻ kinh nghiệm của mình với bà mẹ trẻ đang lo sốt vó vì sản dịch chị Trâm Anh (Hà Nội) cho biết: “Cách của em đơn giản lắm. Em uống chè vằng hàng ngày. Mỗi ngày, em hãm khoảng 30g với nước để uống thay nước lọc. Vừa đẩy nhanh sản dịch lại lợi sữa, giảm cân, bổ máu, dễ tiêu hóa. Tốt cho sức khỏe lắm các chị ạ”.

Khác với chị Trâm Anh, chị Thu Hiền (Thái Bình) lại chọn cách ăn rau ngót hàng ngày: “Mình nhớ lần sinh con đầu, khoảng hai tuần là hết sạch và sang thứ hai thì bị kinh bình thường. Có thể cơ địa tùy từng người nhưng theo mình chị em nên rửa sạch lá rau ngót rồi cho thêm ít nước vào máy sinh tố, xay chắt lấy nước uống mỗi ngày 1 cốc là ổn cả. Nếu không uống được, các mẹ có thể luộc hoặc nấu canh và ăn trong các bữa cơm. Rau ngót vừa trị sót nhau, đẩy sản dịch nhanh mà lại nhanh co bóp dạ con đấy”.

Trong khi đó, chị Thanh Hằng (Cao bằng) lại chọn cách sau: “Khi từ viện về nhà (hoặc uống ngay trong viện nếu tiện mang vào), các chị nhờ mẹ đun một bát nước gừng thật nóng, quấy vào đó 3 -5 lòng đỏ trứng gà cho sôi kỹ, rồi uống nước đó khi còn đang óng. Chỉ một lát sau sản dịch ra rất nhiều và trong 1,2 ngày là sạch hết. Em đã áp dụng rồi và thấy khá hiệu quả. Chúc các mẹ thành công”.

Lời khuyên của chuyên gia

Theo các chuyên gia, trước khi sinh, tử cung cần được mở rộng để cho em bé chui ra ngoài dễ dàng. Do vậy sau khi sinh chính là lúc tử cung hoàn thành sứ mệnh và bắt đầu quá trình hồi phục.Tại thời điểm này niêm mạc tử cung sẽ hoại tử, bị xơ hóa mà bong ra lẫn với những cục máu đông nhỏ từ vết thương nơi nhau bám và chất nhầy tử cung thoát ra ngoài. Đó chính là máu sinh hay thường gọi là sản dịch.

Ra sản dịch là điều hoàn toàn bình thường ở phụ nữ sau sinh (kể cả đẻ mổ và sinh thường). Quá trình này thường kéo dài từ 2- 6 tuần. Trong 3 ngày đầu, sản dịch ra nhiều có màu đỏ tươi. Sau đó màu máu nhạt dần, có màu hồng nhạt, giống như dịch loãng. Tiếp theo từ 7- 10 ngày sau sinh, trong máu sinh có mang một lượng tế bào, niêm mạc nên có màu vàng nhạt và màu trắng còn gọi là máu sinh trắng.

Thông thường trong vòng 20 ngày thì sản dịch sẽ ra hết. Tuy nhiên một số ít sản phụ bị kéo dài đến 45 ngày. Sau thời gian này, trong vòng 1 tuần, chị em có thể thấy ra một ít máu đỏ tươi. Đó là kinh non – một hiện tượng sinh lý bình thường do niêm mạc tử cung được phục hồi sớm.

Còn nếu sau 6 tuần, sản phụ vẫn thấy dấu hiệu ra sản dịch có máu kèm mùi hôi, sốt 38 -39 độ, bụng dưới căng tức, đau tràn thì nhiều khả năng chị em đã bị bế sản dịch (sản dịch vẫn còn trong tử cung). Tình trạng bế sản dịch rất nguy hiểm bởi vậy chị em cần đến bệnh viện ngay lập tức.

Theo các bác sĩ sản khoa, bế sản dịch hay xảy đến với những chị em nằm nhiều, ít đi lại, vận động vì sợ sa dạ con (theo quan niệm của dân gian). Do đó sau sinh các mẹ chú ý chỉ nên nằm nghỉ ngơi trong 8 giờ sau đó đi lại, vận động nhẹ nhàng bởi điều này vừa giúp co dạ con lại đẩy nhanh sản dịch ra ngoài, rút ngắn quá trình hậu sản.

Bên cạnh đó trong quá trình hậu sản, chị em nên hạn chế dùng tampon để tránh viêm nhiễm. Thay vào đó, các mẹ có thể sử dụng băng vệ sinh hàng ngày. Lưu ý thay băng mỗi giờ trong ngày đầu tiên sau sinh và từ 3-4 giờ trong những ngày tiếp theo. Trước và sau khi thay băng, chị em chú ý rửa tay sạch sẽ để hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Những điều cần biết sau khi sinh con , Sức khỏe sinh sản

Bài viết liên quan

  • Singapore nơi tốt nhất châu Á để một phụ nữ làm mẹ
  • Những điều khiến mẹ sinh mổ lâu bình phục
  • Ngó xem chế độ ăn uống và sinh hoạt của sản phụ 3 nước Châu Á
  • Những dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc chứng trầm cảm sau sinh
  • Cơ thể mẹ đã thay đổi…

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Tra cứu sức khỏe Mẹ và Bé
Bệnh trẻ em:
 
Mang thai:
 

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn