Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Nếu bạn muốn nhanh có “tin vui”

Ngày rụng trứng thường rơi vào khoảng ngày thứ 14 của chu kỳ tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên nếu bạn có chu kỳ “đèn đỏ” nhiều hoặc ít hơn 28 ngày thì thời gian “mẫu mỡ” nhất của bạn cũng sẽ trước hoặc sau ngày 14 đó. Chị em cần biết rằng, trong một chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể sẽ đi từ thay đổi này đến thay đổi khác để chuẩn bị cho quá trình trứng rụng.

Chu kỳ kinh nguyệt được kiểm soát chủ yếu bởi các kích thích tố estrogen, progesterone, hormone kích thích nang trứng và hormone lutein hoá (hàm lượng hormone lutein trong nước tiểu tăng cao nhất chính là dấu hiệu cho biết bạn sắp rụng trứng).

Trong suốt chu kỳ, nhiệt độ cơ thể của chị em sẽ giảm xuống sau đó tăng lên ngay trước ngày trứng rụng. Vào thời gian trứng rụng, dịch nhày ở cổ tử cũng cũng xuất hiện nhiều hơn. Yếu tố này để tạo cơ hội cho cổ tử cung trơn và giúp tinh trùng dễ dàng di chuyển trong tử cung.

Một chu kỳ kinh nguyệt thay đổi thế nào?

Thông thường, một chu kỳ kinh nguyệt thường chia thành 3 giai đoạn:

Giai đoạn nang

Giai đoạn này thường kéo dài khoảng 14 ngày. Trong thời gian này, nang ở buồng trứng sẽ chín và một trong số chúng sẽ phát triển thành trứng trưởng thành. Chu kỳ kinh nguyệt được tính ngay từ thời điểm bắt đầu giai đoạn nang.

Khi trứng rụng, âm đạo sẽ xuất hiện dịch nhầy màu trắng
Khi trứng rụng, âm đạo sẽ xuất hiện dịch nhầy màu trắng

Giai đoạn rụng trứng

Giai đoạn này kéo dài trong khoảng 24 giờ. Khi hormone kích thích nang và hormone lutein hoá tiết ra và gây ra trứng rụng từ nang lông thì trứng được rụng và đưa vào trong ống dẫn trứng. Nếu không thụ tinh, nó sẽ nằm ở đó.

Giai đoạn hoàng thể

Trong giai đoạn này, thành tử cung (hay còn gọi là niêm mạc tử cung) tiếp tục được chuẩn bị cho sự làm tổ của phôi nếu trứng rụng được thụ tinh với tinh trùng và tạo thành phôi. Quá trình này được điều khiển bởi các nội tiết tố (chủ yếu là progesterone) được tạo thành từ nang noãn đã vỡ khi phóng noãn (còn được gọi là thể vàng hay hoàng thể).

Nếu sự thụ tinh của trứng và sự làm tổ không xảy ra, thể vàng sẽ thoái hóa và lượng progesterone giảm. Kết quả là niêm mạc tử cung bị thoái hóa và bong ra, chảy ra ngoài theo ngả âm đạo tạo thành máu kinh. Đây cũng là dấu hiệu cho thời điểm bắt đầu 1 chu kỳ mới.

Cách tính ngày trứng rụng

Chị em cần biết rằng, trong toàn bộ chu kỳ kinh nguyệt, thời kỳ hoàng thể luôn kéo dài khoảng 14-15 ngày. Để tính được ngày rụng trứng, bạn cần phải trừ đi 14 ngày này trong toàn bộ chu kỳ trung bình của bạn.

Vì dụ nếu chu kỳ của bạn kéo dài 28 ngày thì ngày rụng trứng sẽ rời vào khoảng ngày thứ 14 (28-14 = 14).

Dấu hiệu trứng rụng

– Nhiệt độ cơ thể tăng (đo nhiệt độ của bạn vào buổi sáng ngay sau khi bạn thức giấc) tăng khoảng 0,5 độ C.

– Dịch nhờn ở cổ tử cung sẽ trong như lòng trắng trứng và có nhiều chất lỏng hơn.

– Đau bụng dưới.

Thời gian dễ thụ thai nhất?

Để tăng cơ hội có thai, chị em nên tính dư ra một vài ngày trước và sau ngày trứng rụng. Trứng có thể sống trong 24 giờ còn tinh trùng có thể sống tối đa đến 7 ngày. Vì vậy, cơ hội thụ thai của bạn có thể kéo dài khoảng 1 tuần. Các cặp đôi đừng bỏ qua thời điểm vàng này nếu muốn nhanh có “tin vui” nhé.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Chuẩn bị mang thai , Những điều cần biết khi mang thai

Bài viết liên quan

  • Những thực phẩm bố cần hạn chế khi muốn có con
  • Những thông tin cần thiết khi tiến hành thử thai tại nhà
  • Khám phá quy trình chuyển phôi dự trữ vào tử cung mẹ
  • Thực phẩm nào giúp mẹ sinh con trai?
  • Tự tay cắt dây rốn cho con với tôi thật tuyệt vời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Tra cứu sức khỏe Mẹ và Bé
Bệnh trẻ em:
 
Mang thai:
 

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn