Tiến sĩ sản khoa Dawn Harper sẽ mách chị em bầu biết loại thuốc nào có thể sử dụng. Thuốc thường được coi là một thứ cấm kỵ trong thai kỳ vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vậy nhưng nếu thai kỳ có bệnh thì phải chữa trị thế nào đây? Có lẽ nào cứ để mặc bệnh mà không uống thuốc? Rất nhiều chị em bầu đã gửi thư thắc mắc có thể uống được loại thuốc này, thuốc kia không? Tiến sĩ sản khoa Dawn Harper – chuyên gia tư vấn của chương trình truyền hình This Morning tại Anh – sẽ trả lời giúp bạn cách chữa những loại bệnh thường gặp trong thai kỳ với những loại thuốc an toàn.
Bệnh nấm âm đạo
Nấm (nhiễm trùng men nấm trong âm đạo) là căn bệnh rất phổ biến trong thai kỳ. Theo thống kê có đến ¾ chị em bị nhiễm nấm, căn bệnh này trở lên phổ biến hơn trong thai kỳ. Chị em dễ dàng nhận thấy biểu hiện của bệnh là tiết dịch âm đạo nhiều, có màu trắng kem như phô mai và cảm giác ngứa ngáy quanh âm đạo.
“Chị em có thể ngăn ngừa nhiễm nấm với những cách đơn giản như tránh các sản phẩm có mùi thơm, mặc quần áo đặc biệt là quần chíp rỗng rãi và bằng chất liệu cotton. Mặc dù nấm âm đạo không gây hại cho thai nhi nhưng lại khiến các mẹ vô cùng khó chịu. Loại thuốc chống nấm fluconazole rất hiệu quả nhưng lại không được khuyến khích cho mẹ bầu. Dù vậy, chị em có thể dùng các loại kem chống nấm thay thế. Hãy hỏi dược sĩ để có được loại kem an toàn nhất cho bà bầu”, tiến sĩ Dawn Harper nói.
Viêm bàng quang
Viêm bàng quan thường được gây ra do chị em bị nhiễm trùng vùng kín. Dấu hiệu của bệnh rất dễ dàng nhận biết đó là đi tiểu buốt, tiểu thường xuyên. 1/5 chị em phụ nữ bị viêm bàng quang ít nhất 1 lần trong đời và bệnh này cũng phổ biến trong thai kỳ.
“Khi bị bệnh này chị em cần nhớ hãy uống thật nhiều nước. Các loại thuốc nhằm trung hòa nước tiểu đều an toàn với mẹ bầu. Trong trường hợp phải uống kháng sinh, chị em hãy kiểm tra thật kỹ lưỡng đơn thuốc. Một trong những loại thuốc kháng sinh thường được kê cho bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu là nitrofurantoin. Loại thuốc này không àn toàn vì nó có thể gây ra các vấn đề xấu với tế bào hồng cầu của bé ở giai đoạn cuối thai kỳ.”, tiến sĩ Dawn Harper cho biết.
Nhiễm khuẩn âm đạo (BV)
Tiến sĩ Dawn Harper đã nghiên cứu rất kỹ về căn bệnh này trong thai kỳ. Bà nói: “Biểu hiện của bệnh nhiễm khuẩn âm đạo là âm đạo tiết dịch có màu xám trắng, có mùi tanh và cần phải chữa trị cẩn thận trong thai kỳ vì nó có thể gây sảy thai hoặc sinh non. 1/3 phụ nữ mang thai có thể bị mắc nhiễm khuẩn âm đạo. Căn bệnh này có thể chữa trị được bằng các loại thuốc kháng sinh như clindamycin hoặc metronidazole. Tuy nhiên, chị em không nên sử dụng liều cao trong thai kỳ. Có một cách chữa trị khác là mẹ bàu có thể mua gel axit lactic, có tác dụng khôi phục môi trường âm đạo tự nhiên. Tốt hơn cả, bạn cần đi khám bệnh và hỏi bác sĩ cẩn thận về từng loại thuốc khi muốn sử dụng.”
Đau đầu
Đau đầu là căn bệnh rất phổ biến trong thai kỳ. 9/10 phụ nữ mang thai đều có thể trải qua triệu chứng này. “Paracetamol là loại thuốc an toàn để giảm đau đầu trong thai kỳ, nhưng chị em tuyệt đối không được dùng quá liều khuyến cáo mỗi ngày. Mẹ bầu nên tránh những loại thuốc như ibuprofen hoặc aspirin đặc biệt vào những tháng cuối thai kỳ vì chúng có thể ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu đến thai nhi. Thuốc giảm đau mạnh hơn có chứa codein có thể làm thai nhi buồn ngủ – không nên dùng trong thai kỳ.
Cúm, cảm lạnh
Nếu bạn bị cảm cúm trong thai kỳ, phải rất cẩn thận vì nó có thể gây sinh non hoặc sinh bé nhẹ cân, thậm chí làm thai chết lưu. Theo tiến sĩ Dawn Harper: “Hy vọng rằng chị em đã tiêm phòng cảm cúm trước khi mang thai. Trong trường hợp mẹ bầu mắc bệnh này, cần phải uống thật nhiều nước. Ngoài ra, paracetamol là thuốc an toàn cho chị em. Mẹ bầu nên tránh xa thuốc aspirin, ibuprofen và các sản phẩm có chứa phenylephrine vì chúng có thể gây dị tật thai nhi.”
Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy
Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy là bệnh có nguyên nhân do một loại viruts hoặc vi khuẩn gây ra, có thể lây từ người này sang người khác hoặc từ thực phẩm bị ô nhiễm. Rối loạn tiêu hóa thông thường thì không phải quá lo lắng tuy nhiên nếu chị em phải để ý đến triệu chứng mất nước. Tiến sĩ Dawn bật bí: “Nước lọc và thuốc bù nước oresol lạ lựa chọn hoàn hảo khi bị tiêu chảy để tránh bị mất nước. Khi bị tiêu chảy cấp, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa và nên tránh các loại thuốc thường được dùng để chữa bệnh này như hyoscine hoặc atropine.”
Viêm mũi dị ứng
Là căn bệnh theo mùa do phản ứng với các loại phấn hoa. Có đến 1/5 chị em mắc phải căn bệnh này trong thai kỳ. Viêm mũi dị ứng có biểu hiện là ngứa mắt, chảy nước mũi và hắt hơi. Loại thuốc thường sử dụng để chữa bệnh này là kháng sinh histamin tuy nhiên bác sĩ Dawn khuyến cáo chị em bầu không nên dùng. Bệnh này không quá nguy hiểm, vì vậy khi bị bệnh mẹ bầu nên kiêng khem gió, nước và sử dụng tinh dầu để dễ thở hơn.
Mất nước
70% cơ thể là nước chính vì vậy mất nước cực kỳ nguy hiểm, sẽ làm phá vỡ sự cân bằng của các chất khoáng (muối và đường) trong cơ thể bạn. Điều này có thể ảnh hưởng đến các chức năng trong cơ thể khiến bạn bị choáng váng. “Mẹ bầu nên uống ít nhất 2-3 lít nước mỗi ngày đặc biệt là khi thấy nước tiểu có màu vàng. Hãy uống nước mỗi giờ chứ không đợi đến khi khát mới uống”, tiến sĩ Dawn khuyên.
Ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm là kết quả do việc ăn uống kém vệ sinh hoặc ăn đồ ăn ôi thiu. Các triệu chứng thường gặp sẽ là nôn ói và tiêu chảy. Chị em nên cẩn thận trong việc ăn uống để phòng ngộ độc thực phẩm hơn là chữa. Hãy chú ý ăn thức ăn chín, rửa sạch và vệ sinh tay trước khi ăn uống để phòng ngừa nguy cơ bị ngộ độc. Khi bị bệnh, hãy đến trung tâm y tế để được khám và chữa trị kịp thời.
Nguyễn Thi Anh đã bình luận
Em mang thai được 5tháng mà không biết nên có uống thuốc trị biếu cổ khoảng một tháng. Theo siêu âm thì thời gian uống thuốc thai được khoảng 3 tháng. Các loại thuốc em uống là tv.pantoprazol uống trong 10 ngày. Mecotran cap uống trong 10 ngày. Cefass 60 uống trong 10 ngày. Dotium uống 3ngày và. L.myroxin 100mg uống trong 30 ngày. Hiện em rất lo và muốn biết tác dụng phụ của các loại thuốc này với thai nhi. Em xin bác sĩ cung cấp thông tin về thuốc và tác dụng phụ của thuốc với em bé sau này.em cám ơn