Nếu bạn đang nghi ngờ mình trong người nhiều hơn một bé con, hãy “soi” những dấu hiệu…
Dưới đây là top 10 dấu hiệu phổ biến nhất thông báo bạn đang mang thai đôi:
Nhịp tim thai
Vào tháng thứ 3 của thai kỳ, bạn có thể nhờ bác sĩ đo nhịp tim để xác định xem liệu có phải bạn đang mang song thai hay không. Đây là cách chẩn đoán hoàn toàn vô hại nhưng đôi khi không chính xác hoàn toàn, bởi có thể bạn phát hiện ra nhiều hơn một nhịp tim là do sự nhầm lẫn một âm thanh nào đó trong bụng mẹ.
Dựa theo nồng độ HcG
Vì nhiều nguyên nhân khác nhau, các bác sĩ có thể theo dõi nồng độ HcG (human chorionic gonadotropin). HcG là một nội tiết tố được phát hiện trong máu hoặc nước tiểu của phụ nữ sau khi thụ thai được 10 ngày và nồng độ này gia tăng với tốc độ rất nhanh trong suốt 10 tuần sau đó. Những phụ nữ mang song thai có thể có nồng độ HcG cao hơn so với bình thường. Bác sĩ có thể xác định điều này thông qua xét nghiệm.
Nồng độ AFP trong máu
Đo AFP (Alphafetoprotein) là một xét nghiệm máu được thực hiện trên các phụ nữ mang thai từ 6 tháng trở lên – còn được gọi là kiểm tra huyết thanh của thai phụ. Đây là xét nghiệm giúp nhận biết các nguy cơ gia tăng của một số dị tật bẩm sinh và cũng có thể cho biết liệu thai phụ có mang song thai hay không.
Vòng bụng lớn hơn so với tuổi thai
Trong suốt thai kỳ, hầu như phụ nữ nào cũng được tiến hành đo vòng bụng. Vòng bụng lớn hơn bình thường có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó mang song thai cũng là một trường hợp được tính đến.
Phụ nữ mang song thai thường tăng cân nhiều so với các thai phụ bình thường. Cân nặng của phụ nữ khi mang thai có thể phụ thuộc vào chiều cao, đặc điểm cơ thể và cân nặng trước lúc mang thai, thế nhưng tăng cân quá nhanh trong thời gian ngắn có thể là do bạn đang mang trong bụng nhiều hơn một em bé.
Nghén nặng
Khoảng 50% phụ nữ mang thai buồn nôn hoặc nôn trong thai kỳ. Người mẹ mang thai đôi cũng vậy nhưng không có nghĩa là họ bị nghén gấp đôi. Chỉ khoảng 15% người mẹ mang thai đôi bị nghén nặng.
Thai nhi chuyển động sớm + nhiều
Cảm giác em bé “cựa quậy” trong bụng quả là không hề dễ chịu đối với phụ nữ mang thai, riêng đối với phụ nữ mang song thai thì việc này có xu hướng xảy ra từ rất sớm và mức độ thường xuyên hơn bình thường. Đây cũng là một dấu hiệu để bạn nhận biết liệu có phải mình đang mang thai nhiều hơn một em bé hay không.
Buồn ngủ, nôn, kiệt sức trong 3 tháng đầu tiên có thể nghiêm trọng hơn với mẹ mang song thai.
Mệt mỏi triền miên
Đây là triệu chứng phổ biến nhất của những người mẹ mang thai đôi. Buồn ngủ, nôn, kiệt sức trong 3 tháng đầu tiên có thể nghiêm trọng hơn vì cơ thể mẹ phải “lao động” nhiều hơn để tạo dinh dưỡng cho bào thai. Trong một số trường hợp, mệt mỏi có thể là do các yếu tố khác (công việc, căng thẳng, nghèo dinh dưỡng…) chứ không phải dấu hiệu của thai đôi.
Lịch sử gia đình hoặc linh cảm bản thân
Đôi khi trực giác của một người mẹ cũng có thể cảm nhận thấy bản thân đang mang song thai. Ngoài ra, lịch sử gia đình cũng là một yếu tố để bạn cân nhắc về những cảm nhận của mình. Phụ nữ trong những gia đình có tiền sử sinh đôi thì khả năng sinh đôi cũng sẽ cao hơn những người khác. Nhưng nên nhớ, dù sao bạn không nên tự mình “chẩn đoán” mà hãy trình bày với bác sĩ về lịch sử gia đình hay những linh cảm của bạn để nhận được sự giúp đỡ phù hợp.
Qua hình ảnh siêu âm
Cách chính xác nhất để khẳng định việc bạn đang mang thai đôi hay không là nhìn vào kết quả siêu âm. Qua hình ảnh siêu âm các mẹ sẽ dễ dàng nhận ra hai túi ối nằm cạnh nhau. Nếu bạn không nhận ra điều này thì bác sĩ khám thai trực tiếp cho bạn cũng thông báo về tình hình thai kỳ của bạn.
Chúc mừng bạn vì đang mang trong mình hai sinh linh bé nhỏ. Từ bây giờ, việc của bạn là phải ăn uống nhiều hơn những người mang thai đơn và kiểm tra sức khỏe thai kỳ thường xuyên. Mang song thai sẽ nhọc nhằn hơn mang đơn thai rất nhiều. Đổi lại, qua 9 tháng 10 ngày bạn lại được ôm bên mình hai thiên thần nhỏ, còn gì tuyệt vời hơn phải không bạn?