Một thai kỳ thường kéo dài khoảng 40 tuần và được chia thành 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 là 12 tuần đầu của thai kỳ. Trong thời gian này, cơ thể của bạn đang thích nghi dần với việc có thêm một em bé nên thường mệt mỏi và khó chịu. Ba tháng đầu cũng là thời gian nguy hiểm nhất với thai nhi khi em bé chưa làm tổ chắc chắn trong bụng mẹ. Vì vậy nguy cơ sảy thai là rất cao. Làm thế nào để giữ thai được an toàn nhất đây. Các mẹ hãy ghi nhớ những điều sau nhé!
Khám thai thường xuyên
Ngay khi nghi ngờ mình có thai, chị em cần đến gặp bác sĩ đẻ được khám thai và hướng dẫn cách chăm sóc thai kỳ. Thay đổi lối sống và cách ăn uống là vô cùng quan trọng trong 3 tháng đầu này.
Đừng quên tiền sử bản thân
Nếu gia đình hoặc bản thân bạn đã từng có tiền sử sảy thai, sinh non hoặc bất cứ vấn đề gì liên quan đến thai kỳ, hãy đừng quên nói với bác sĩ.
Uống thuốc bổ sung
Ba tháng đầu là thời gian trí não thai nhi hình thành và phát triển mạnh mẽ nhất. Chính vì vậy, mẹ bầu đừng quên bổ sung axit folic nhé. Các bác sĩ luôn khuyên chị em cần bổ sung đủ 400mg axit folic trong 3 tháng đầu thai kỳ để phát triển não bộ và ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh thai nhi.
Các mẹ cũng đừng quên hỏi bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc bổ nào nhé!
Chế độ ăn uống lành mạnh
Bạn không cần thiết phải ăn cho hai người trong 3 tháng đầu thai kỳ vì lúc này thai nhi chưa cần quá nhiều năng lượng. Tuy nhiên, ăn uống đủ chất là vô cùng cần thiết. Mẹ bầu cần bổ sung thêm khoảng 300calo mỗi ngày.
Chế độ ăn uống lành mạnh với mẹ bầu cần có đủ trái cây, rau quả tươi, protein và ngũ cốc nguyên hạt (cơm). Nếu bạn bị ốm nghén trầm trọng, hãy ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa chính nhé.
Tránh các chất kích thích
Để giảm thiểu rủi ro trong 3 tháng đầu cũng như trong cả thai kỳ, mẹ bầu nên tránh các chất gây kích thích như rượu, bia, thuốc lá và những thực phẩm không lành mạnh như thịt tái sống, trứng tái sống, rau quả chưa rửa sạch và chưa được chế biến.
Uống nhiều nước
Hiệp hội Y khoa Mỹ khuyến cáo mẹ bầu cần uống nhiều nước trong thai kỳ để chất lỏng dễ dàng di chuyển khắp cơ thể. Uống nhiều nước cũng sẽ làm giảm các triệu chứng nguy hiểm khi mang thai như phù, táo bón và mệt mỏi.
Tập thể dục thường xuyên
Tập luyện thể thao sẽ giúp mẹ bầu trần đầy năng lượng và cải thiện tâm trạng. Luyện tập còn giúp mẹ bầu dễ sinh nở hơn. Những môn thể thao phù hợp với mẹ bầu là đi bộ, yoga, bơi lội.
Nghỉ ngơi đủ
Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và đi ngủ sớm vào buổi tối là rất cần thiết để giữ thai nhi được an toàn. Mẹ bầu nên ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày và dành 30 phút để ngủ trưa.
Cẩn thận khi bị ra máu
Chảy máu trong 3 tháng đầu khá phổ biến và có nhiều nguyên nhân, có khi là đơn giản nhưng có khi là cảnh báo nguy hiểm. Vì vậy, để an toàn hơn cả, mẹ bầu nên đi khám thai ngay.
Ngừng hút thuốc
Hút thuốc hoặc ngửi quá nhiều khói thuốc trong thai kỳ có thể khiến thai nhi nhẹ cân và gặp nhiều vấn đề về sức khỏe đấy. Vì vậy, mẹ bầu cần nói không với thuốc lá.
Đối phó với các triệu chứng thai kỳ
Ốm nghén là dấu hiệu phổ biến nhất trong 3 tháng đầu thai kỳ. Ngoài ra, chị em còn có thể bị mệt mỏi, khó tiêu, ợ nóng, đầy hơi và thay đổi tâm trạng. Tất cả những triệu chứng này là rất bình thường và mẹ bầu cần chuẩn bị tâm lý để đối phó.
Trong trường hợp các triệu chứng trên trở lên nặng nề, nguy hiểm, mẹ bầu cần đi khám bác sĩ ngay.
Nhắc nhở bác sĩ lấy mẫu lông nhung màng đệm
Xét nghiệm này thường được thực hiện trong tuần 10-14. Bác sĩ sẽ đâm xuyên qua da bụng hay tử cung bằng một cây kim mỏng hướng dẫn bởi siêu âm và lấy ra một mẩu nhỏ sinh thiết của nhau thai và đưa mẫu này đi xét nghiệm nguy cơ dị tật bẩm sinh thai nhi.
Ngoài ra, vào tuần 10-13 thai kỳ, mẹ bầu cũng đừng quên nhắc bác sĩ soi độ mờ da gáy qua thiết bị siêu âm nhé.