Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Nếu thóp liền sớm cần đưa trẻ đi đo vòng đầu

Theo PGS Ninh Thị Ứng (Trưởng khoa Thần kinh BV Nhi TW), nếu thóp liền sớm cần đưa trẻ đi đo vòng đầu.

Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi đầu non mềm, có chỗ phập phồng nhẹ gọi là “thóp”. Các thầy thuốc nhi khoa trước khi hỏi về triệu chứng bệnh của trẻ, việc đầu tiên là sờ tay vào thóp để sơ bộ hiểu được tình hình phát triển và sức khỏe của trẻ. Thóp là cửa đỉnh đầu, được chia thành 2 phần thóp trước và thóp sau, giữ chức năng quan trọng trong việc bảo vệ não trước áp suất bên ngoài. Việc thóp đóng sớm hay đóng muộn đều có thể do nguyên bệnh lý. Cho nên cần có sự tư vấn của bác sĩ mới biết được chính xác tình trạng phát triển, vận động của trẻ.

Nhận được thư của độc giả ha_quynh bày tỏ niềm vui: “Bo nhà em từ khi mới sinh thóp đã khá bé. Bây giờ mới 8 tháng thóp con đã liền rồi. Em tự hào lắm. Gặp ai em cũng khoe vì cho rằng trẻ con thóp càng to thì càng yếu, liền càng sớm chứng tỏ bé cứng cáp, đủ canxi”.

“Với đứa trẻ, có kích thước vòng đầu không phù hợp lứa tuổi thì có thể bị chậm phát triển”
“Với đứa trẻ, có kích thước vòng đầu không phù hợp lứa tuổi thì có thể bị chậm phát triển”

Thế nhưng, đằng sau đó lại thêm nỗi lo khi một người bạn nói: “Bo liền thóp sớm thế này là não hết phát triển rồi”. Điều này đã khiến bà mẹ trẻ hết sức lo lắng. Câu chuyện nhỏ này cũng thu hút được sự quan tâm của các phụ huynh khác có con nhỏ khác. Vậy thực hư vấn đề này là như thế nào?

Trao đổi với chúng tôi, PGS – TS Ninh Thị Ứng (Nguyên Trưởng khoa Thần kinh – Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết: “Phụ huynh nói con 8 tháng tuổi đã liền thóp nhưng chưa nói khám bác sĩ hay chưa. Tuy nhiên, phải xem đứa trẻ 8 tháng tuổi đã biết làm gì, biết lạ hay quen chưa. Việc cần thiết là đưa đứa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa thần kinh nhi để kiểm tra, đo kích thước vòng đầu và đánh giá khả năng vận động của trẻ xem có phù hợp lứa tuổi không”.

Theo bác sĩ Ứng, có những bé liền thóp sớm nhưng não vẫn đang tiếp tục phát triển, vòng đầu vẫn có thể to thêm. “Với đứa trẻ, có kích thước vòng đầu không phù hợp lứa tuổi thì có thể bị chậm phát triển”, bác sĩ Ứng nhấn mạnh.

Trong những năm đầu đời, các phụ huynh cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt, để đảm bảo cân nặng của bé phù hợp với tuổi. Việc đảm bảo cân đối dinh dưỡng, ăn thức ăn nhiều can xi sẽ đáp ứng được nhu cầu của cơ thể. Khi cân nặng phù hợp lứa tuổi thì kích thước vòng đầu, hộp sọ sẽ lớn lên và não phát triển.

Thóp không mỏng manh như nhiều người nghĩ vì có một hệ thống màng dày. Tuy nhiên, các bố mẹ vẫn tránh những va đập mạnh lên thóp của trẻ

Ngoài ra, các phụ huynh cần quan sát thóp của trẻ thường xuyên để phát hiện những vấn đề ở cơ quan thần kinh, cần đưa đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám kịp thời. “Nếu thóp phập phồng hay căng lên có thể trẻ bị tăng lực sọ não, nhiễm trùng thần kinh. Còn sau khi bị ỉa chảy, mất nước thì thóp trẻ bị lõm”, PGS – TS Ninh Thị Ứng đưa ra lời khuyên.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bảo vệ sức khỏe trẻ em , Cách nuôi dạy con trẻ , Chăm sóc trẻ em , Những điều cần biết sau khi sinh con

Bài viết liên quan

  • Có nên cho bé uống canxi khi đang dùng kháng sinh?
  • Khi bé bị nôn trớ…
  • Yến mạch giúp mẹ da sáng, con má mịn như nhung
  • Bí quyết lựa chọn tăm bông an toàn cho bé
  • 10 lời khuyên khi dùng thuốc hạ sốt, giảm đau cho bé

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn