Việc xác định dấu hiệu thiếu máu ở người lớn khá dễ dàng trong khi ở các bé thì gian nan hơn. Nếu thấy con mệt mỏi, giảm hoạt động, da xanh tái thì nên đưa con đi khám. Bác sĩ sẽ kiểm tra nguyên nhân thiếu máu ở bé và có cách điều trị thích hợp.
Dưới đây là 5 nguyên nhân gây thiếu máu ở bé, từ Motherbabycare:
1. Bất thường ở hemoglobin
Cơ cấu và chức năng của hồng cầu phụ thuộc vào chất lượng và số lượng hiện tại của hemoglobin trong cơ thể. Một số bệnh di truyền có thể gây ra bất thường ở hemoglobin ở bé, dẫn tới giảm số lượng hồng cầu, gây thiếu máu, điển hình là thiếu máu tế bào hình liềm. Tuy nhiên, vấn đề này không phải là quá phổ biến với bé sơ sinh.
2. Hình dạng bất thường của hồng cầu
Mạch máu là những ống nhỏ xuyên toàn cơ thể, có những ống cực lớn và có những ống nhỏ đến mức ở cùng một thời điểm, chỉ có một hồng cầu di chuyển qua được. Thông thường, hồng cầu có hình dạng của một chiếc bánh rán có thể linh hoạt để đi qua những đoạn nhỏ của mạch máu. Nếu hồng cầu có dạng bất thường, nó sẽ khó khăn khi di chuyển trong mạch máu, bị tiêu diệt ở đây và dẫn tới thiếu máu.
3. Biến dạng trong xương tủy
Tủy xương đóng vai trò quan trọng trong sản xuất hồng cầu. Nếu xương tủy bị biến dạng, quá trình sản xuất hồng cầu cũng bị ảnh hưởng. Một số virus và khói thuốc lá có thể gây ra rối loạn chức năng này. Bệnh bạch cầu hay ung thư tủy xương làm giảm quá trình sản xuất bình thường của hồng cầu.
4. Dinh dưỡng không đúng
Để tạo hồng cầu, cơ thể cần đủ sắt, vitamin B12 và dinh dưỡng từ rau quả. Thiếu sắt và vitamin B12 dẫn tới không sản xuất đủ hồng cầu, gây thiếu máu. Điều này hay gặp ở bé sinh non và bé được nuôi bằng sữa bò trước 1 tuổi. Bé bú mẹ không gặp phải tình trạng này.
5. Nguyên nhân khác
Nhiều bệnh mãn tính có thể làm chậm quá trình hình thành tế bào và làm giảm hồng cầu, gây thiếu máu.
Nhiễm độc chì cũng có thể gây ra thiếu máu ở bé.
6. Các bà mẹ phải làm gì khi trẻ bị thiếu máu?
Bác sĩ Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) gợi ý chế độ dinh dưỡng cho bé bị thiếu máu:
– Cho trẻ ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều sắt như: Gan, tim, bầu dục, trứng, thịt, cá, tôm, cua, đậu, đỗ, lạc vừng, rau xanh và quả chín.
– Cho trẻ ăn bổ sung đúng tuổi, đủ thành phần các chất dinh dưỡng. Trong thực đơn hàng ngày tăng cường các loại thực phẩm giầu sắt.
– Tăng cường các loại rau quả có chứa nhiều vitamin C: Cam, quýt, chuối, đu đủ, rau ngót, rau muống, để hỗ trợ hấp thu sắt.
– Khi trẻ đã bị thiếu máu chế độ ăn chỉ có tính chất hỗ trợ bên cạnh chế độ ăn phải cho trẻ uống các chế phẩm có chứa sắt theo chỉ định của bác sĩ.