Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

“Xì hơi” là một trong những dấu hiệu bất ổn của hệ tiêu hóa ở trẻ

Mẹ cho con bú quá nhiều lớp sữa đầu cũng là một trong những nguyên nhân khiến bé dễ “thả bom”. “Xì hơi” là một trong những dấu hiệu bất ổn của hệ tiêu hóa. Một số bé bị “xì hơi” nhiều hơn những bé khác, hoặc ở thời điểm này, tần suất “xì” ở bé cao hơn ở thời điểm khác.

Khi bé bắt đầu ti mẹ, dấu hiệu “xì hơi” cũng bắt đầu xuất hiện. Có khá nhiều nguyên nhân khác nhau khiến bé bị “xì hơi”, không phụ thuộc vào chuyện bé bú mẹ hay bú bình.

1. Nguyên nhân khiến bé “xì hơi”

Do thức ăn của mẹ

Những thứ người mẹ ăn vào có ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé, thông qua sữa mẹ. Nếu mẹ dung nạp nhiều thực phẩm gây đầy bụng, khó tiêu thì bé cũng bị “xì hơi”.

Thức ăn dặm

Hệ tiêu hóa ở bé chưa thể hoàn thiện như người lớn, vì thế, cho ăn dặm quá sớm sẽ khiến bé gặp phải những trục trặc ở hệ tiêu hóa, trong đó có “xì hơi”.

“Măm” nhiều sữa đầu

bex

Khi bé nuốt phải quá nhiều lớp sữa đầu (sữa chảy ra ngay khi bé “ti mẹ”) – loại sữa chứa nhiều nước và lactose hơn so với sữa sau (sữa chảy ra một lúc sau khi bé “ti mẹ”), bé có thể phải đối mặt với chứng “xì hơi”. Hơn nữa, do bé nuốt sữa quá nhanh, không khí sẽ theo vào trong dạ dày. Đó cũng là yếu tố khiến tình trạng “xì” ở bé nghiêm trọng hơn.

Quá nhiều kích thích

Quá nhiều tiếng ồn, âm thanh hỗn độn hoặc vui chơi quá mức có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và kết cục là bé bị “xì hơi”.

Mẹo giảm “xì hơi” cho con: Massage bụng có thể làm dịu bớt tình trạng “xì” do đường tiêu hóa. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo massage đúng cách cho con để đạt hiệu quả cao nhất.

Ngoài ra, cũng có một số thuốc chữa “xì hơi” ở bé nhưng cha mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ thật kỹ lưỡng. Cần lưu ý rằng, dạ dày và đường ruột của bé chưa hoàn thiện nên tình trạng “xì hơi” ở mức độ vừa phải được coi là điều bình thường.

2. 5 cách giúp mẹ giảm thiểu “xì hơi” cho con

Chế độ dinh dưỡng của mẹ

Nếu bé bú mẹ thì mẹ cần tránh những thức ăn có thể gây xì hơi cho bé, bao gồm: caffein (cola, trà, cafe và chocolate), các sản phẩm từ sữa, các loại hạt, súp lơ xanh…

Chọn bình sữa

Hãy chọn những chiếc bình sữa được thiết kế nhằm hạn chế lượng không khí lọt vào bình. Một số bình có lỗ chảy sữa quá rộng và bé sẽ ăn rất nhanh. Một số bình sữa lại có lỗ chảy sữa quá nhỏ khiến bé mút sữa khó hơn; đồng thời, nuốt vào nhiều không khí hơn.

bex1

Đừng quên vỗ ợ hơi cho bé

Để tránh “xì hơi” cho bé thì mẹ nên nhớ vỗ ợ hơi cho con thường xuyên. Nếu là bú bình thì sau khi bé bú hết 100ml sữa thì vỗ một lần, nếu là bú mẹ thì có thể vỗ ợ hơi sau mỗi lần bú xong một bên ngực mẹ.

Có thể cho bé bú ở góc nghiêng 45º. Có 3 cách vỗ ợ hơi cho bé như sau:

– Bế bé lên vai: Đặt một chiếc khăn vải lên vai mẹ và đỡ bé ở tư thế thẳng, nghiêng mặt bé vào vai mẹ. Vỗ nhẹ nhàng hoặc chà sát nhẹ vào lưng của bé đễ giúp bé ợ hơi. Không vỗ quá mạnh.

– Đặt bé trong lòng mẹ: Kê một chiếc khăn vải lên lòng mẹ rồi đặt bé nằm sấp xuống. Nhẹ nhàng vỗ hoặc chà sát nhẹ vào lưng bé, giúp bé ợ hơi.

– Bé ngồi trong lòng mẹ: Giữ cho bé ngồi thẳng trong lòng mẹ. Dùng một tay mẹ nhẹ nhàng nâng cằm bé lên, còn tay kia thì vỗ nhẹ vào lưng bé.

Động tác đạp xe

Đặt bé nằm ngửa. Cẩn thận nắm lấy mắt cá chân của con và chuyển động đôi chân của bé như cách đi xe đạp. Phương pháp này còn giúp bé tránh được táo bón.

Lưu ý đến sữa công thức

Không phải loại sữa công thức nào cũng phù hợp với bé. Một số sữa có chứa protein khó tiêu hóa và “xì hơi” là kết quả sau đó. Nhưng nên nhớ, nếu muốn đổi sữa cho con thì bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ.

Lưu ý: Nhiều lúc, xì hơi ở bé là không thể tránh được, ngay cả khi bạn đã thử nhiều cách phòng ngừa “xì hơi” cho con. Phần lớn trường hợp, “xì hơi” là dấu hiệu bình thường, không phải nghiêm trọng. “Xì hơi” thường đi kèm với chứng đầy bụng, khó tiêu, táo bón hoặc thậm chí là đau bụng ở bé.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Cách nuôi dạy con trẻ , Làm cha mẹ , Những điều cần biết sau khi sinh con

Bài viết liên quan

  • Những lo lắng của cha mẹ khi con đến trường
  • Những điều có thể bạn chưa biết về Sốt
  • Trẻ có khả năng mất ngủ vì tivi
  • Bé nên ở nhà với người giúp việc hay đi trẻ?
  • Cẩn trọng khi để con ngủ trong ghế ngồi ô tô dành riêng cho trẻ

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn