Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Rạch tầng sinh môn là gì? Bạn đã biết chưa?

Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật nhỏ, khiến âm đạo rộng ra, giúp bé chào đời dễ dàng hơn.

Rạch tầng sinh môn là gì?

Rạch tầng sinh môn là một thao tác dạng cắt (rạch) vùng da từ âm đạo hướng xuống dưới hậu môn – còn gọi là vùng đáy chậu (vùng giữa hậu môn và cơ quan sinh dục) để tạo đường rộng cho em bé chui ra.

Rạch tầng sinh môn giúp quá trình chuyển dạ nhanh hơn và hạn chế rách âm đạo do rặn đẻ, nhất là trong lần sinh nở đầu tiên. Nhiều chuyên gia cho rằng, thủ thuật này giúp người mẹ tránh những rắc rối về sau như tình trạng tiểu không kiểm soát.

Rạch tầng sinh môn tốt hơn để rách tự nhiên

Dù thủ thuật rạch có thể gây chảy máu khi chuyển dạ, kéo dài thời gian đau khi phục hồi nhưng phương pháp này giúp vùng kín sẽ ít rách hơn ở lần sinh sau. Ngoài ra, thai phụ được rạch sẽ tránh được những vết rách nghiêm trọng (có thể là rách trực tràng). Không những thế, khi bị rách tự nhiên, vùng kín sẽ phục hồi chậm, bị đau nhiều hơn và khả năng đàn hồi ở các cơ xương chậu cũng kém hơn. Vết rách có thể ảnh hưởng đến cơ vòng ở hậu môn, gây khó khăn khi đi đại tiện hoặc “xì hơi”.

dđ

Những trường hợp cần rạch?

– Người mẹ không biết cách rặn đẻ.

– Đầu của bé quá to so với âm đạo của mẹ.

– Thai trong tình trạng nguy hiểm.

– Trường hợp phải nhờ kẹp forcep (dùng để kẹp vào đầu bé, giúp lôi bé ra ngoài dễ hơn)…
Thủ thuật rạch tầng sinh môn mẹ bầu sinh thường nên biết 1

Mối nguy với sức khỏe

Rạch tầng sinh môn là thủ thuật không còn xa lạ với thai phụ hiện nay. Nó có thể kèm theo một số nguy cơ như sau cho người mẹ:

– Nhiễm khuẩn.

– Ra máu.

– Sưng phù.

– Thâm tím.

– Đau ở chỗ rạch trong một khoảng thời gian.

Những mũi khâu

Sau khi hoàn thành công cuộc sinh nở, người mẹ sẽ được bác sĩ khâu lại chỗ vừa bị rạch. Tất nhiên là cần một khoảng thời gian nữa thì vết thương mới lành hẳn. Khi khâu, bác sĩ thường dùng chỉ tự tiêu nên sau đó, chỉ sẽ tự biến mất chứ không phải mất công đi tháo chỉ.

Nhiều người mẹ cảm thấy cơn đau còn kéo dài 1-2 tuần sau đó. Trong khi một số khác bị đau hàng tháng, hoặc lâu hơn.

Thời điểm lành vết khâu

Đáy chậu hoàn toàn hồi phục khoảng 6 tuần sau sinh. Một số người mẹ có cảm giác hơi căng tức ở vết khâu nhưng nếu bác sĩ nói rằng không vấn đề gì thì bạn không cần lo lắng. Trong lần quan hệ đầu tiên sau sinh, cần chú ý tắm nước ấm và thêm nhiều thời gian cho khúc dạo đầu. Có thể chọn tư thế “phụ nữ bên trên” để dễ dàng điều chỉnh sự xâm nhập và cảm giác thoải mái. Cũng có thể dùng dầu bôi trơn dạng nước để cuộc “giao ban” suôn sẻ hơn. Dầu trơn là công cụ hiệu quả trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ vì khi ấy, âm đạo thường khô đi do estrogen giảm.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Những điều cần biết khi sinh con , Sức khỏe sinh sản

Bài viết liên quan

  • Lợi ích của việc sinh thường
  • Sinh con trên đất Pháp cho tôi những trải nghiệm thú vị
  • Khóc cười xung quanh chuyện rặn đẻ
  • Sinh mổ không hẳn đã tốt
  • Những loại trái cây tốt nhất cho cơ thể bạn

Bình luận

  1. thao đã bình luận

    20/09/2013 at 1:01 chiều

    kính gửi bác sỹ,
    cháu sinh em bé đến giờ được hơn 1 năm rùi, cháu sinh thường và bị rạch . 1 số mũi khâu của cháu đã liền , nhưng hiện còn 1 mũi khâu nữa chưa tiêu được cháu ấn vẫn còn đau và cháu cảm nhận được có 1 cục nhỏ như hạt đỗ sờ thấy cứng. cháu đã đến kiểm tra lại bv phụ sản hà nội nơi cháu sinh ở đó. BS nói chỉ chậm tiêu cho thuốc đặt và rửa
    Cháu xin hỏi bs cháu nên đến bv nào? để khám lại cho mau lành vết rạch tầng sinh môn
    cháu xin chân thành cảm ơn và mong sự hồi âm lại của Bác sỹ qua mail: hongthao_85@yahoo.com.vn

    Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Tra cứu sức khỏe Mẹ và Bé
Bệnh trẻ em:
 
Mang thai:
 

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn