Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Giúp các bé tránh khỏi nỗi đau bị lạm dụng tình dục

Những vụ việc tấn công tình dục và lạm dụng tình dục trẻ em ngày càng tăng, điều này khiến các bậc phụ huynh căng thẳng và lo lắng mỗi khi con ở khuất tầm mắt. Với bố mẹ, sự an toàn của con trẻ là vấn đề quan tâm lớn nhất. Vì vậy mà việc bảo vệ con trẻ trước vấn nạn lạm dụng và tấn công tình dục đang là nỗi bận tâm của tất cả các bậc phụ huynh.

Những kẻ lạm dụng tình dục thường tìm đến các bé bị cô lập, bị tách khỏi bạn bè, cộng đồng và gia đình hoặc những trẻ thiếu tự tin, nhút nhát hay những trẻ đang tìm kiếm sự quan tâm của gia đình, bạn bè. Những trẻ đang phải đối mặt với những xáo trộn về tâm lý, về gia đình và không nhận được sự quan tâm đầy đủ của bố mẹ cũng sẽ dễ dàng trở thành nạn nhân của những kẻ lạm dụng tình dục.

Những kẻ này sẽ lợi dụng những vấn đề rắc rối về cảm xúc của trẻ để tiếp cận. Chúng sẽ tỏ ra thân thiện, gần gũi, thể hiện sự quan tâm với trẻ, giả vờ có những sở thích chung với trẻ hay giả vờ đã từng có quá khứ buồn như trẻ để thu hút sự chú ý, đồng cảm và tin cậy của trẻ. Và khi đã chiếm được tình cảm của trẻ, hắn ta sẽ thực hiện mục đích, sẽ dụ dỗ hoặc cưỡng đoạt trẻ.

Là cha mẹ, bạn cần phải đặc biệt quan tâm đến trẻ, đến tình cảm và các mối quan hệ của con. Nếu nghi ngờ con mình đang bị lạm dụng tình dục, bạn cần phải phân tích thật kỹ các hành vi của trẻ và đối tượng bị nghi ngờ (nếu bạn biết họ). Không đưa ra các câu hỏi trực tiếp hay thể hiện thái độ căng thẳng, bởi điều đó khiến trẻ sợ, lo lắng hay khó chịu. Điều này sẽ làm cho khoảng cách của bạn với con ngày càng rộng và trẻ sẽ không sẵn sàng chia sẻ với bạn bất cứ điều gì. Hãy tâm sự với con và khéo léo đề cập đến vấn đề đó. Bạn phải tạo được sự tin tưởng và đồng cảm với con trẻ để bé tự nói ra vấn đề của mình.

Bên cạnh việc tâm sự để tìm hiểu thông tin từ con trẻ, bạn cũng cần cách ly con khỏi đối tượng nghi ngờ. Bạn phải làm điều đó thật nhanh, nhưng phải thật tinh tế, nhẹ nhàng để sự việc không trở nên ồn ào.

Trong trường hợp, nghi ngờ của bạn được xác nhận, bạn cần báo ngay cho chính quyền và tìm sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý cho con.

Tuy nhiên, mọi việc sẽ tốt hơn nhiều nếu bố mẹ thực hiện chính sách phòng ngừa từ xa. Bởi đó là cách tốt nhất giúp các bé tránh khỏi nỗi đau bị lạm dụng tình dục.

mevabegai

Bố mẹ nên nói trò chuyện nhẹ nhàng với con trẻ về những vấn đề tế nhị liên quan đến giới tính. Bạn có thể làm việc này khi trẻ 3 tuổi. Nói chuyện để giúp bé hiểu rõ sự khác biệt giữa những tiếp xúc thích hợp và không thích hợp với những người khác để phòng tránh bị lạm dụng. Bạn nên trò chuyện cùng bé để bé hiểu về những bộ phận nào trên cơ thể là thật sự tế nhị để bé biết rằng, không phải ai cũng được đụng chạm.

Tránh gọi tên những bộ phận cơ thể nhạy cảm của bé bằng những cái tên “dễ thương” hoặc “kỳ lạ” mà bạn tự đặt. Bởi, trẻ sẽ có chiều hướng suy nghĩ rằng những bộ phận đó thật quái lạ và cảm thấy xấu hổ khi mình lại có chúng. Từ đó, trẻ sẽ e ngại nói ra cho bạn nếu như có người nào đó đụng chạm vào. Hãy dùng đúng tên thật của những bộ phận như “dương vật,” “tinh hoàn,” “âm hộ,” âm đạo” và “ngực” khi nói về chúng.

Khuyến cáo con về việc không bao giờ trò chuyện với người lạ là một lời khuyên tốt, nhưng sự thật là 80% – 90% trường hợp bị lạm dụng lại không phải đến từ những người lạ mặt mà lại là từ những đối tượng mà trẻ quen biết hoặc gần gũi, thậm chí là thân thiết. Vì vậy, bạn hãy dạy bé cách phòng ngừa cả những người thân quen.

Cách bảo vệ con tốt nhất là xây dựng mối quan hệ dựa trên niềm tin và sự chân thành với con của bạn. Khi bé nhận được đủ sự quan tâm và tình yêu thương của bố mẹ, những kẻ lạm dụng tình dục sẽ không có cơ hội dụ dỗ con bạn. Và, khi bạn thân thiết với con, bé mới có thể dễ dàng trải lòng và nói chuyện cởi mở với bạn.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Cách nuôi dạy con trẻ , Giáo dục trẻ em , Làm cha mẹ , Tâm lý trẻ em

Bài viết liên quan

  • Khi phát hiện con trai lấy cắp tiền…
  • Đừng mặc kệ khi con khóc
  • Làm thế nào khi con hay quên và không tập trung?
  • Phải làm sao khi bé quá bướng bỉnh?
  • Giúp mẹ tranh thủ nghỉ ngơi khi chơi với con

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn