Nhiều phụ nữ do mới sinh lần đầu nên thiếu kinh nghiệm thực tế, thường phạm phải một số sai lầm về ăn uống trong thời gian ở cữ. Dưới đây là một số sai lầm thường gặp về chế độ ăn uống sau khi mang thai:
Sai lầm 1: Người mẹ sau khi sinh mất nhiều máu, ăn chút táo tàu, long nhãn có thể bổ máu
Long nhãn chứa nhiều dinh dưỡng như hợp chất đường gluco, đường scaroza và vitamin A, B, trong đó chứa nhiều nhất là protein, chất béo và hợp chất khoáng. Thành phần dinh dưỡng này cần thiết cho sự phát triển cơ thể, đặc biệt người tổn thương tỳ vị. Tuy nhiên ăn quá nhiều long nhãn, táo tàu không phải chỉ bổ sung máu mà còn tăng lượng máu chảy. Ngoài ra, đây là thực phẩm có hợp chất đường cao, người mẹ sau khi sinh do nằm trên giường nhiều nếu không chú ý đánh răng dễ gây sâu răng.
Thực phẩm bổ máu sau khi sinh:
Cà rốt: Cà rốt chứa nhiều vitamin B, C và thành phần dinh dưỡng đặc biệt beta carotin. Betacarotin có tác dụng bổ máu, có thể dùng loại quả này nấu thành canh.
Rau chân vịt: Đây là thực phẩm bổ máu khá nổi tiếng.
Sai lầm 2: Để mau chóng có sữa, uống nhiều canh
Nhiều người mẹ sợ bé yêu của mình đói liền cho trẻ bú sữa từ rất sớm để bé yêu được cung cấp đủ dinh dưỡng. Thực tế khi trẻ sinh đến khi bắt đầu ra sữa, ở giữa có một đường kết nối giúp tuyến sữa lưu thông. Nếu tuyến sữa không hoàn toàn lưu thông, người mẹ lại uống nhiều canh, dễ làm tuyến sữa tắc trong vú, gây bệnh viêm vú.
Người mẹ sau sinh muốn có sữa sớm nên để trẻ ngậm đầu vú của mình, thúc đẩy sữa lưu thông, sau đó mới uống canh loảng ít dầu.
Sai lầm 3: Thể trạng yếu sau khi sinh ăn thịt gà
Mọi người đều biết, thịt gà chứa khá nhiều protein, thành phần protein ưu chất này giúp trao đổi chất trong cơ thể, hơn nữa thành phần đặc biệt tỏng canh gà có thể thúc đẩy hóc môn trong cơ thể. Hóc môn này hưng phấn thần kinh, giảm mệt mỏi chán chường, đặc biệt là người có huyết áp thấp. Đặc biệt người mẹ sau khi phẫu thuật tử cung, cơ thể yếu nên uống canh thịt gà.
Vì sau khi sinh trẻ, dạ dày đường ruột người mẹ vẫn chưa được phục hồi, lúc này không nên ăn thực phẩm quá ngấy. Hàm lượng chất béo ở thịt gà tương đối cao, không thích hợp cho người mẹ khi ăn quá nhiều. Lúc này nên cho người mẹ ăn nhiều thực phẩm dễ tiêu hóa như tôm, hoặc cháo khoai tây…
Sai lầm 4: Nhân sâm giá trị dinh dưỡng tương đối cao, nên bổ sung đầy đủ sau khi sinh
Nhân sâm có tác dụng bổ máu, an thần ích trí, trị ho…Thực phẩm này có giá trị dinh dưỡng cao, nhưng bổ sung quá nhiều nhân sâm không tốt đối với sản phụ sau khi sinh.
Nhân sâm có tác dụng hưng phấn toàn cơ thể, kích thích trung khu thần kinh, dễ gây mất ngủ. Người mẹ sau khi sinh tiêu hao quá nhiều thể lực, cần được nghỉ ngơi đây đủ, vì thế nhân sâm dễ gây hậu quả ngược lại. Các chuyên gia đã khuyến cáo sau khi sinh 7 ngày không nên uống nhân sâm.
Sai lầm 5: Trong thời kỳ ở cữ không nên ăn hoa quả
Một số người cho rằng thời gian ở cữ người mẹ dễ nhiễm lạnh, không thích hợp ăn hoa quả, dễ làm tổn thương dạ dày đường ruột. Một số bà mẹ sợ nhiễm lạnh vào cơ thể, liền dùng lò vi sóng sấy hoa quả cho nóng, phương pháp này không hoàn toàn khoa học.
Hoa quả chứa nhiều vitamin và nguyên tố vi lượng tốt cho cơ thể. Ngoại trừ sau khi sinh 3 – 4 ngày không được ăn hoa quả mang tính lạnh như lê, dưa hấu; thời gian ở cữ mỗi ngày nên ăn từ 2 – 3 quả tươi, không cần phải thêm hơi nóng vì dễ oxy hóa vitamin và ảnh hưởng đến thành phần dinh dưỡng.
Sai lầm 6: Uống nước đường đỏ
Nhiều người cảm thấy, sau khi sinh nguyên khí tổn thất, ăn nhiều đường đỏ có thể bổ dưỡng cơ thể. Đường đỏ bổ máu, kiện tỳ, trị phong hàn, hoạt huyết tiêu bầm…
Tuy nhiên uống quá nhiều nước đường không chỉ ảnh hưởng đến răng mà còn dễ gây ra nhiều mồ hôi, làm thể trạng ngày càng yếu. Uống quá nhiều nước đường đỏ làm tăng lượng máu ra, gây thiếu máu cơ thể. Sản phụ sau khi sinh chỉ nên uống nước đường đỏ trong khoảng thời gian từ 7 – 10 ngày là đủ.