Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Những lưu ý hữu ích cho cha mẹ lần đầu đưa con đi khám bệnh

Dưới đây là những lưu ý hữu ích cho cha mẹ khi lần đầu đưa con đi khám bệnh. Với những trường hợp cần đưa bé đi khám gấp hoặc cấp cứu, 4 điều dưới đây là vô cùng quan trọng:

1. Bạn nên chuẩn bị túi đồ dùng cho bé gồm bỉm, khăn xô, khăn ướt, quần áo và một chiếc chăn mỏng cho bé; đồ uống và đồ ăn nhẹ cho mẹ. Soạn sẵn trong đầu bạn những câu hỏi hoặc bất cứ điều gì khiến bạn lo lắng về con để hỏi bác sĩ.

2. Nên mang theo thẻ bảo hiểm y tế của bé và cuốn sổ ghi các mũi tiêm chủng mà bé đã tiêm. Nên mang theo bút, một cuốn sổ khác bởi sẽ có thông tin và lời khuyên từ bác sĩ mà bạn cần ghi lại.

3. Nên kiểm tra bản đồ từ nhà tới bệnh viện (phòng khám) một cách kỹ lưỡng. Tránh mất thời gian lạc đường vì sẽ làm cả mẹ và bé mệt mỏi. Đừng ngại hỏi bác sĩ bất kỳ điều gì khi đưa con vào khám.

4. Nên ghi lịch tái khám cho con, khi cần. Trước khi rời khỏi phòng khám, hãy hỏi lại bác sĩ một lần nữa về ngày tái khám. Phòng khám thường ẩn chứa nhiều vi trùng, vi khuẩn gây hại. Do đó, bạn nên vệ sinh mặt mũi, chân tay cho bé cũng như cho bạn sau khi đã về nhà.

Đưa bé đi khám là việc vô cùng cần thiết trong mọi trường hợp
Đưa bé đi khám là việc vô cùng cần thiết trong mọi trường hợp

Còn nếu trong những trường hợp khác đơn giản hơn, không quá nguy hiểm và gấp gáp, mẹ có thể áp dụng những cách sau để việc khám bệnh không trở nên quá mệt mỏi:

1. Hãy lấy hẹn trước, nếu nơi bạn khám bệnh có tổ chức việc này. Việc khám bệnh theo hẹn sẽ tránh được chuyện cả trăm con người chen chúc, lay lắt nằm ngồi chờ đến lượt mình. Bạn không phải chầu chực lâu, và giảm được áp lực của đám đông lên người thầy thuốc.

2. Nếu không thật cần kíp, hãy đi khám vào buổi chiều. Một thói quen khá lạ của người Việt Nam là thích đi khám vào buổi sáng, trong khi các phòng khám lại thường vắng hoe từ sau giờ nghỉ trưa đến cuối giờ chiều. Thật vậy, nếu không vì một vài xét nghiệm cần thiết phải làm sau một đêm nhịn đói, bạn hoàn toàn có thể đến bệnh viện vào buổi chiều. Vừa đỡ mất công chờ đợi, vừa an tâm hơn nếu thầy thuốc có thể dành nhiều thời gian hơn cho bạn.

3. Tránh đi khám bệnh vào các buổi sáng đầu tuần hay cuối tuần. Tin tôi đi, mọi thứ hai đầu tuần là cơn ác mộng của tất cả các thầy thuốc. Rồi không hẹn mà gặp, dường như mọi bệnh nhân đều đổ xô về bệnh viện trong ngày cuối tuần, kể cả những người bệnh triền miên như cao huyết áp, tiểu đường… Đã phải giải quyết những tồn đọng sau 2 ngày cuối tuần, hệ thống y tế lại càng quá tải với một làn sóng bệnh nhân vào ngày đầu tuần.

Cũng vì vậy, nên tránh ngày cuối tuần. Nhiều bệnh viện chỉ làm nửa ngày thứ 7, không đủ thời gian khảo sát cho thấu đáo là đương nhiên. Nhân viên nghỉ bù, ra trực, vô trực…, thiếu hụt nhân lực, chậm trễ là điều khó tránh. Đã có nhiều thống kê cho thấy tỉ lệ sai sót, và ngay cả tử vong tăng lên đáng kể trong các bệnh viện ở Mỹ vào ngày cuối tuần.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Cách nuôi dạy con trẻ , Làm cha mẹ , Những điều cần biết sau khi sinh con

Bài viết liên quan

  • Chi tiêu cho con sao cho hợp lý
  • Những bí quyết nuôi con khiến bạn bớt mệt mỏi
  • Những sự thật mẹ nên biết khi mới làm mẹ
  • Mách mẹ kinh nghiệm chọn bỉm, tã cho con
  • Làm thế nào để tiết kiệm khi mua sắm quần áo cho con?

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn