Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Khi trẻ bị tưa lưỡi…

Hầu hết các bé mới sinh đều bị tưa lưỡi, nhiều người dùng mật ong làm sạch tưa lưỡi cho con, nhưng cách này có đúng?

Mật ong có phải là giải pháp hoàn hảo?

Bé Su Su (2 tháng tuổi, Q.3, Tp.HCM) hay quấy khóc, không chịu bú mà cứ nhằn ra. Chị Mai, mẹ bé phát hiện trên lưỡi con mình xuất hiện những đốm trắng, dân gian thường gọi là bệnh tưa lưỡi. Nghe nhiều người mách lấy mật ong tẩm vào khăn rồi đánh lưỡi cho con thì sẽ hết nên chị làm theo. Thấy hiệu quả nên chị coi đây là kinh nghiệm nằm lòng. Mới đây, khi bé bị tưa, chị Mai lại tiếp tục chữa cho con bằng mật ong như lần trước, nhưng thấy cháu lên cơn co giật. Chị Mai vội vàng cho con nhập viện. Các bác sỹ cho biết bé Su Su bị ngộ độc mật ong nhưng may là bé không gặp nguy hiểm.

Không được may mắn như bé Su Su, bé Nguyễn Văn Nam, ở Ứng Hòa, Hà Nội đã phải nhập viện trong tình trạng bị ngộ độc nặng, liệt cơ cũng do mẹ bé thường xuyên đánh tưa lưỡi bằng mật ong.

Đánh tưa lưỡi bằng mật ong là kinh nghiệm dân gian truyền đời, được nhiều người cho là có hiệu quả nhưng khoa học hiện đại chứng minh đây là hành động nguy hiểm với trẻ nhỏ.

 Tưa lưỡi thực chất là 1 loại nấm vì thế các mẹ cần phải cho bé đi khám và dùng thuốc cẩn thận
Tưa lưỡi thực chất là 1 loại nấm vì thế các mẹ cần phải cho bé đi khám và dùng thuốc cẩn thận

BS. Hà Thị Loan, Khoa Khám Bệnh, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: Trong mật ong có nhiều độc tố botulium, tác động lên dây thần kinh cơ, gây liệt; nếu ngộ độc nặng có thể tử vong. Với trẻ dưới 1 tuổi (đặc biệt dưới 6 tháng) có nguy cơ ngộ độc cao với độc tố này, do vậy không được cho bé dùng mật ong cũng như đánh tưa bằng mật ong.

Cách phòng ngừa tưa lưỡi

Tưa lưỡi theo y khoa là nấm lưỡi, do loại nấm có tên khoa học là candida albicans gây ra. Những bé được sinh thiếu tháng hoặc do môi trường âm đạo của người mẹ trong quá trình mang thai bị viêm nhiễm có nguy cơ mắc tưa cao hơn. Ngoài ra, vệ sinh núm vú giả, dụng cụ pha sữa không kỹ có thể tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển. Để phòng bệnh nấm lưỡi ở trẻ, các mẹ nên cho trẻ ăn uống hợp vệ sinh, khi cho trẻ bú sữa xong, phải rửa bình thật sạch. Tráng lại bình sữa bằng nước sôi trước khi pha sữa cho trẻ để khử trùng.

Cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý để vệ sinh khoang miệng. Không cho trẻ ăn bánh kẹo, đồ ăn vặt, nước ngọt vào buổi tối để tránh tạo điều kiện cho nấm lưỡi phát triển.

Ngoài ra, các bà mẹ đang trong giai đoạn cho con bú nên giữ vệ sinh cá nhân tốt, vệ sinh vú mẹ mỗi ngày.

Làm sạch tưa lưỡi đúng cách

Khi trẻ bị tưa lưỡi, các mẹ không nên cậy những chấm trắng trên lưỡi trẻ vì sẽ gây chảy máu, dẫn đến nhiễm trùng. Nên dùng gạc thấm nước muối sinh lý xoa lên lưỡi bé.
Do bệnh dễ tái phát nên sau khi hết triệu chứng vẫn phải tiếp tục đánh tưa lưỡi cho trẻ với nước muối sinh lý loại 0,9% 2 ngày/lần. Sau khi đánh tưa cho trẻ xong không nên cho trẻ bú ngay, mà nên chờ ít nhất 20 phút mới cho bú hoặc cho trẻ ăn.

Nếu trẻ bị tưa nặng nên đưa đến khám để dùng thuốc đặc trị nấm như nystatin.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bảo vệ sức khỏe trẻ em , Các bệnh thường gặp ở trẻ em , Cách nuôi dạy con trẻ

Bài viết liên quan

  • Bệnh tay chân miệng và những điều cần biết
  • Những điều mẹ cần biết về hở hàm ếch
  • Để tránh cho mắt con bị mỏi mệt
  • Thận trọng với bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp ở trẻ em
  • Bài thuốc tẩy giun cho trẻ nhỏ đơn giản và hiệu quả

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn