Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Hiểu biết về dị ứng thực phẩm ở trẻ em

Tình trạng trẻ bị dị ứng thực phẩm ngày càng phổ biến, bé có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu mẹ lơ là và kém hiểu biết. Người ta ước tính rằng cứ khoảng 14 trẻ thì có một bé bị dị ứng. Bệnh này thường xảy ra ở trẻ dưới 3 tuổi, có thể kéo dài đến khi trưởng thành hoặc suốt đời. Nếu đang nghi nhờ con mình bị dị ứng 1 loại thực phẩm nào đó, bạn hãy tham khảo những thông tin dưới đây để biết cách xác định bệnh và xử lý đúng phương pháp.

Nguyên nhân gây dị ứng thực phẩm ở trẻ

Thông thường, hệ miễn dịch có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật bằng cách tiết ra các kháng thể giúp cơ thể chống lại vi khuẩn, vi-rút và các vi sinh vật khác làm chúng ta bị bệnh. Tuy nhiên, đôi khi hệ miễn dịch xử lý nhầm lẫn, xem các protein trong một số thực phẩm như mối đe dọa cho cơ thể nên hệ miễn dịch tiết ra các hóa chất để ngăn chặn những protein đó. Chính các chất này gây ra triệu chứng dị ứng.

Biểu hiện của bệnh

Dị ứng thường có các triệu chứng như phát ban, ngứa, mẩn đỏ da và sưng tẩy. Dị ứng không chỉ xảy ra trên da mà ngay cả mắt, mũi, môi, lưỡi cũng có biểu hiện như ngứa, nóng ran, sưng đỏ và đau nhức. Loại dị ứng này sẽ phản ứng nhanh ngay sau khi trẻ dùng thức ăn.

Một dị ứng khác, diễn ra chậm nhưng lại nguy hiểm hơn, đặc biệt là ở trẻ em như đau bụng, nôn ói và tiêu chảy. Ngoài ra còn những biểu hiện như tức ngực, giọng nói khan, thở khò khè và buồn nôn.

Trong các trường hợp nghiêm trọng nhất, dị ứng thực phẩm có thể gây ra sốc phản vệ. Đây là một trường hợp dị ứng nghiêm trọng, vì chúng có liên quan đến các bộ phận như da, hô hấp, tiêu hóa , tim mạch

Hải sản cũng là loại thực phẩm dễ gây dị ứng
Hải sản cũng là loại thực phẩm dễ gây dị ứng

Muốn biết con dị ứng với loại thực phẩm nào, bạn cần lưu ý trong những lần cho trẻ ăn. Khi thấy con nổi mẩn đỏ sau khi ăn một thực phẩm nào vài lần, bạn nên tránh cho trẻ ăn loại đó.

Các bác sỹ cho rằng dị ứng có thể do di truyền. Nếu cha mẹ của trẻ hoặc bất cứ người thân nào trong gia đình bị dị ứng, có nhiều khả năng trẻ cũng mắc bệnh này.

Ngoài ra, bạn có thể đưa trẻ đến bệnh viện, phòng khám để lấy mẫu máu xác định lượng kháng thể IgE hoặc IgG có trong máu. Xét nghiệm này sẽ cung cấp cho bạn danh sách các loại thực phẩm, các chất mà con bạn dị ứng. Từ đó giúp bạn xây dựng chế độ dinh dưỡng an toàn, đảm bảo bé tránh được các biểu hiện dị ứng.

Những loại thực phẩm dễ bị dị ứng với trẻ

Bất kì thực phẩm nào cũng có thể gây dị ứng, tùy vào cơ địa của mỗi người. Tôm, cá, sữa bò, trứng, lạc, đậu nành là những thực phẩm dễ gây dị ứng. Nếu như ở người lớn, ta thường thấy hay gặp dị ứng với tôm, cá thì với trẻ em phần nhiều là dị ứng với sữa bò, trứng và đậu nành là những thực phẩm dễ gây dị ứng.

Tỷ lệ trẻ bị dị ứng với sữa bò là 2,5%; trứng 1,3%; lạc 0,8%; đậu nành 0,4%. Các phản ứng dị ứng với các thực phẩm không chứa protein hoặc ít protein là hiếm khi xảy ra.

Dị ứng sữa bò không dễ nhận biết nếu triệu chứng không biểu hiện vài phút ngay sau khi uống hoặc khi bắt đầu ăn giặm các loại bột có chứa sữa. Biểu hiện hay gặp nhất ở trẻ dị ứng sữa bò là nổi mề đay, ngứa, rối loạn tiêu hoá sau khi uống. Đáng nói, dấu hiệu này rất dễ nhầm lẫn với bệnh về da, bệnh tiêu hoá nên nhiều cha mẹ không nghĩ tới nguy cơ con bị dị ứng để đi khám, mà chỉ bôi thuốc và vẫn tiếp tục dùng sữa nên tình trạng này không được cải thiện.

Biểu hiện dị ứng nhanh: thường xảy ra đột ngột với các biểu hiện như nổi mề đay, mẩn đỏ, phù nề, ói mửa, thở khò khè. Nặng hơn là sốc phản vệ toàn thân như mạch nhanh, nhẹ, tụt huyết áp, tím tái, khó thở…

Biểu hiện dị ứng chậm: thường nhẹ hơn hoặc không rõ ràng như trẻ bứt rứt khó chịu, quấy khóc thường xuyên, ói mửa, đau bụng, đi cầu phân lỏng (có thể có máu), chậm tăng cân và tăng trưởng không đạt mức bình thường. Những triệu chứng này thường khó chẩn đoán vì rất giống với biểu hiện của nhiều bệnh khác.

Xử lý khi trẻ bị dị ứng

Trước tiên bạn cần giữ bình tĩnh và biết mình nên làm gì hay dùng loại thuốc nào cho con. Nếu không biết loại thuốc cần dùng thì tốt nhất bạn không nên cho con uống gì cả.
Đối với các phản ứng nghiêm trọng, bạn nên đưa con đến ngay bệnh viện hay cơ sở y tế gần nhất để bác sỹ cho thuốc uống chống dị ứng làm giảm sưng phù.

Với dị ứng sữa bò: Nguyên tắc điều trị chủ yếu là: nếu trẻ dị ứng chậm, chỉ cần dừng ngay việc uống sữa bò (cả các loại sữa chua, phômai, bánh hay bột có chứa sữa…). Nếu trẻ dị ứng nhanh cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được dùng thuốc cấp cứu.

Khi trẻ bị phát ban, bạn giữ cho da trẻ được mát mẻ như lau khăn mát, không tắm bằng nước nóng vì nhiệt độ cao có thể làm bạn nặng thêm.

Không mặc quần áo chặt gây khó chịu cho da của trẻ.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bảo vệ sức khỏe trẻ em , Các bệnh thường gặp ở trẻ em , Cách nuôi dạy con trẻ , Chăm sóc trẻ em

Bài viết liên quan

  • Những điều mẹ cần biết về hở hàm ếch
  • Bài thuốc tẩy giun cho trẻ nhỏ đơn giản và hiệu quả
  • Để giúp bé phòng, tránh được bệnh sởi
  • Cách phòng chống khi bé bị tiêu chảy trong dịp tết
  • Mùi khó chịu trong miệng bé và cách khắc phục

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn