Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Những phát minh chăm sóc trẻ độc đáo nhưng năm đầu thế kỉ XX

Trẻ em luôn là mối quan tâm hàng đầu với các bậc cha mẹ và xã hội. Bởi vậy mà có rất nhiều phát minh đã được các nhà khoa học, nghiên cứu sáng chế ra nhằm giúp các em cũng như bậc phụ huynh dễ dàng hơn trong việc chăm sóc, bảo vệ, dạy dỗ con cái mình. Cùng điểm lại một vài những phát minh chăm sóc trẻ độc đáo đến mức “khó đỡ” trong những năm đầu thế kỷ XX dưới đây.

1. Lồng ngủ mái hiên

Dân số ngày một tăng cao và không gian dành riêng để chăm sóc cho các em bé lại hạn chế. Nhằm giải quyết vấn đề này, một hiệp hội các nhà sáng chế trẻ tuổi của Mỹ đã phát minh ra “phòng ngủ thu nhỏ”, hay lồng ngủ ở mái hiên cho những khu nhà chung cư vào tháng 5/1916.

pm1

Chiếc lồng ngủ này sẽ được lắp ở bên ngoài bất kì cửa sổ nào. Nó sẽ được nối với thành cửa sổ bởi một khung sắt khá lớn, có thể chịu được trọng lượng là 250kg và an toàn trước gió mạnh.

Không những thế, với thiết kế lưới mắt cáo nhỏ cùng màn che bên trong nên bé sẽ không lo bị tấn công bởi ruồi, hay muỗi… Nhờ phát minh này mà bé sẽ được làm quen với độ cao ngay từ khi còn nhỏ, đồng thời giúp các bà mẹ có thể chăm sóc, bao quát con mình khi đang dở tay làm việc gì gần đó.

2. Võng tự động

Giống như hầu hết nhiều bậc cha mẹ khác, Sheldon D Vanderburgh – một nhà phát minh đến từ Hastings-on-Hudson, New York đôi lúc cũng cảm thấy mệt mỏi vì phải chăm sóc một đứa bé không ngừng khóc. Và ông đã nghĩ ra giải pháp: Tạo ra một chiếc võng tự động vào tháng 9/1917.

pm2

Đầu tiên, ông làm chiếc giường có hình dáng giống cái rổ và lắp vào khung gỗ. Sau đó, ông nhận ra, chiếc võng này sẽ hiệu quả hơn nếu nó có thể “tự thân vận động”. Và chỉ với một động cơ đồng hồ, chiếc xoay tay, ông đã làm ra chiếc võng tự động. Thêm vào đó, tiếng tik-tak của đồng hồ sẽ khiến em bé dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

3. Hộp đựng trẻ

Trên những chuyến tàu hay chuyến bay, hành khách thường khó chịu bởi tiếng khóc, quấy nhiễu của trẻ sơ sinh. Để giải quyết vấn đề này, tháng 10/1917, Caleb M. Prather đến từ bang Illinois, Mỹ đã sáng chế thành công ra chiếc nôi xách tay nhỏ. Tuy nhiên, hình dạng của nó dường như nó giống một chiếc hộp hơn là cái nôi.

pm3

Khi thức, em bé có thể ngồi chơi vừa vặn với chiếc hộp được mở nắp, còn khi ngủ, nắp hộp sẽ được đóng và em bé hít, thở qua các lỗ thông khí.

4. Nôi có tia laser

Mùa xuân năm 1934, người dân vẫn còn rất hoang mang với vụ bắt cóc trẻ sơ sinh Lindbergh (con trai của đại tá phi công Charles Lindbergh – người một mình một phi cơ, từ Mỹ bay xuyên qua Đại Tây Dương, hạ cánh an toàn xuống châu Âu) vào năm 1932.

pm4

Để chống lại nạn bắt cóc, các nhà khoa học đã phát minh ra chiếc nôi em bé được trang bị bảo vệ tia laser và bộ cảm biến điện tử. Chúng sẽ kích hoạt báo động nếu các rào cản bị vật thể lạ xâm phạm.

Tưởng chừng như phát minh này có vẻ hoàn hảo như những bộ phim hành động, nhưng các bậc cha mẹ lại cảm thấy không thoải mái với một mớ máy móc và dây điện lằng nhằng bên dưới đệm của bé.

5. Ghế xe đạp cho bé

pm5

Với nhiều người, cố gắng mang theo em bé bằng chiếc nôi cầm tay khi đang di chuyển có vẻ không an toàn. Vì thế, Emilia Eberle đến từ Geneva, Thụy Sĩ đã sáng chế ra một xe đẩy có thể gắn ngay lên chiếc xe đạp mà cô nghĩ là đủ an toàn và chắc chắn dành cho con mình vào năm 1938. Ghế được gắn chặt vào tay lái cùng một khung kim loại bắt liền với trục của bánh xe trước.

6. Đèn UV đánh dấu em bé

Không ai muốn về nhà với một đứa trẻ sơ sinh không phải con của mình, do đó một phát minh có vẻ lạ kỳ này đã ra đời. Đó là một công cụ cầm tay sử dụng tia cực tím có thể ghi tên viết tắt của em bé lên da để ngăn chặn sự nhầm lẫn của bệnh viện.

pm6

Nó sẽ để lại dấu nhạt trên người em bé nhưng sẽ biến mất sau vài tuần và được nói đến như vết cháy nắng đầu đời của em bé. Phát minh này được công bố vào tháng 12/1938.

7. Dụng cụ tập đi

Hầu hết các bậc cha mẹ dạy cho con mình tập đi bằng cách nhẹ nhàng nâng chúng lên bằng tay, hoặc mua cho bé chiếc xe tập đi. Tuy nhiên, một kỹ sư người Thụy Sĩ đã nảy ra sáng kiến buộc 2 chiếc xà bằng gỗ vào giữa hai chân của mình và em bé vào tháng 9/1939.

pm7

Bằng cách đó, anh có thể hướng dẫn chuyển động của em bé. Ngoài ra, dụng cụ còn có một ròng rọc trên không để giữ đứa trẻ đứng thẳng và cân bằng.

8. Đai tắm an toàn

Để em bé nhỏ trong bồn tắm mà không có ai canh chừng thì thật là nguy hiểm. Nhưng nếu bạn đang tắm cho bé mà có chuông cửa hay đứa con khác của bạn khóc lớn ở phòng bên thì tất nhiên là bạn phải đi xem thế nào.

pm8

Dù chỉ một giây trôi qua nhưng các bà mẹ cũng không thể nào yên tâm và để giúp đỡ các bà mẹ, Carl H. Fischer – một kỹ sư từ bang Iowa đã sáng chế ra đai tắm an toàn. Rất đơn giản, bạn chỉ cần gắn một thanh kim loại vào thành bồn tắm sau đó móc đai đeo an toàn trên người bé vào là có thể giữ bé ngồi im tại chỗ. Sáng chế đai tắm an toàn này được đưa ra vào tháng 10/1939.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Cách nuôi dạy con trẻ , Làm cha mẹ

Bài viết liên quan

  • Cha và con…
  • Bí quyết nuôi con bằng lương “nhà nước” thời bão giá
  • Khi vợ vắng nhà…
  • Thế là mình đã trở thành ông bố mẫu mực
  • Phép màu của một ông bố…

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Tra cứu sức khỏe Mẹ và Bé
Bệnh trẻ em:
 
Mang thai:
 

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn