Rất nhiều bà mẹ phải “kêu trời” khi đã chế biến đủ loại cháo bột, cơm nát mà con vẫn không chịu ăn dặm. Có những bé có nết ăn rất ngoan, tuy nhiên, lại có những trẻ cứ xúc thìa bột nào là nhè ra thìa bột ấy. “Cuộc chiến” ăn uống của các con luôn khiến nhiều chị em đau đầu. Thực tế, thói quen ăn uống của một đứa trẻ khác nhau vì rất nhiều lý do. Một số trẻ chỉ đơn giản là đã quá quen với việc bú mẹ hay uống sữa công thức trong một thời gian dài nên cảm thấy khó chấp nhận đồ ăn dặm, một số lại vì những lý do như ốm, mọc răng hay khó chịu trong cơ thể khiến bé mất đi hứng thú với thức ăn. Tuy nhiên, ra không loại trừ việc thiếu hụt các vitamin và khoáng chất trong một thời gian dài đã dấn đến cảm giác không ngon miệng ở trẻ nhỏ. Trong trường hợp này, mẹ có thể lựa chọn để cung cấp cho một chất kích thích cảm giác ngon miệng trẻ em.
Biện pháp thảo dược
Mất cảm giác ngon miệng ở trẻ sơ sinh luôn rất khó khăn cho mẹ vì hầu hết đều chị em không muốn cho con uống thuốc ở độ tuổi nhỏ như vậy. Vì lý do này, mẹ có thể dùng đến cách biện pháp thảo dược. Các loại hạt như thì là, cây hồi, thảo quả, hạt giống cây ca-rum, hạt đinh lăng và rau mùi có thể giúp khôi phục lại cảm giác ngon miệng của bé. Tiến sĩ Jenny Tylee đã tiến hành thí nghiệm và nhận ra cho bé uống bất kỳ một loại trà nào được làm từ các loạt hạt kể trên khoảng 1 giờ trước bữa ăn.
Trà có thể được cho con uống bằng cốc hoặc trộn với sữa để ti bình. Chỉ trong vòng một tuần, mẹ sẽ nhận thấy sự cải thiện sự ngon miệng của bé.
Vitamin B12
Vitamin B12 còn được gọi là cobalamin, có tác dụng hỗ trợ cơ thể trong việc chuyển đổi thức ăn thành năng lượng, chuyển hóa chất béo, protein và duy trì sức khỏe của gan, tóc, mắt và da. Sự thiếu hụt vitamin B12 đặc biệt phổ biến ở những trẻ em bú mẹ hoàn toàn. Theo “Tạp chí bệnh chuyển hóa di truyền,” sự gia tăng cảm giác ngon miệng được quan sát thấy khi một đứa trẻ thiếu hụt vitamin B12 được bổ sung vitamin B12. Theo báo cáo của Đại học Trung tâm Y tế Maryland định mức hàng ngày của vitamin B12 là 0,9 mg cho trẻ em từ 1 đến 3 và 1,2 mg cho trẻ em 4-8 tuổi. Ngoài việc cho bé uống bổ sung vitamin B12, mẹ có thể sử dụng nguồn vitamin B12 từ tự nhiên có trong trứng, các sản phẩm từ sữa, gan, thịt bò, cá và thịt lợn.
Kẽm
Một triệu chứng chính của thiếu kẽm là mất cảm giác ngon miệng. Thiếu hụt khoáng chất này trong trẻ mới biết đi có thể dẫn đến chậm phát triển, thiếu mùi vị, vấn đề về da. Nếu thiếu kẽm kéo dài đến tuổi thiếu niên, sự trưởng thành tình dục có thể bị ức chế. Theo Đại học Trung tâm Y tế Maryland, định mức Kẽm hàng ngày cho trẻ em từ 1-3 là 3 mg, trong khi trẻ em 4-8 nên tiêu thụ 5 mg. Kẽm là vi chất mà cơ thể không tự tổng hợp được, do đó cẩn phải bổ sung thông qua chế độ ăn uống hoặc dưới dạng thực phẩm bổ dưỡng. Nguồn thực phẩm giàu Kẽm cho cơ thể trẻ bao gồm đậu đen, giá đỗ, đậu lima, đậu xanh, thịt đỏ và ngũ cốc.
Vitamin D
Vitamin D hỗ trợ việc hấp thu kẽm, cũng như các vitamin và khoáng chất khác, chẳng hạn như canxi, magiê, sắt, phốt pho và vitamin A. Khi cơ thể không hấp thu đủ kẽm, sắt và magiê, thiếu sót có thể xảy ra, gây cảm giác mệt mỏi và chán ăn. Thiếu vitamin D có thể ngăn chặn cơ thể hấp thụ các khoáng chất. Ngoài việc uống bổ sung Vitamin D hàng ngày, mẹ nên chú ý cho trẻ phơi nắng sớm để hấp thụ vitamin D tự nhiên và chế biến cho bé các món ăn từ cá, trứng hay nước cam.