Từ 6 tháng tuổi, bé bước vào giai đoạn ăn dặm. Việc chọn thực phẩm để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho bé phát triển là vấn đề khiến nhiều bà mẹ bối rối. Bữa ăn dặm của bé cần được đảm bảo đủ 4 nhóm thức ăn (bột đường, đạm, béo, chất xơ – vitamin và khoáng chất) để đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng cho bé. Ngoài ra, thực phẩm cho bé cũng phải đảm bảo sạch và an toàn, dễ chuẩn bị từ các thực phẩm của gia đình và địa phương, không quá nóng, cay, mặn…
Bắt đầu từ bột dinh dưỡng ăn liền
Nguyên tắc ăn dặm được các bác sĩ khuyến cáo là ăn từ lỏng tới đặc, từ ít tới nhiều để tập cho trẻ làm quen với các thức ăn mới và hệ tiêu hóa của trẻ dần dần thích nghi với chế độ tiêu hóa thức ăn.
Dó đó, giai đoạn khởi đầu, các mẹ có thể sử dụng các thức ăn dặm công nghiệp. Thức ăn dặm có nhiều loại tùy thuộc vào tháng tuổi của bé, trong đó loại chính là bột dinh dưỡng. Các loại này có nhiều mùi vị mặn ngọt khác nhau, được chế biến sẵn, không cần nấu, chỉ cần hòa tan với nước chín ấm sẽ có ngay một bữa ăn ngon lành cho bé. Trong giai đoạn ăn dặm đầu tiên, đa phần các bà mẹ tập cho con ăn bằng bột ngọt pha loãng, sau đó đặc dần. Đây là bước quan trọng để hệ tiêu hóa của trẻ dần dần thích nghi với chế độ tiêu hóa thức ăn.
Thức ăn dặm công nghiệp thông thường được chế biến phối hợp từ các loại nguyên liệu như gạo, đậu, ngũ cốc, rau quả, thịt, cá, trứng, sữa… và đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng với 4 nhóm đạm, béo, bột đường, vitamin và khoáng chất, đầy đủ năng lượng cung cấp hàng ngày cho bé, hợp với khẩu vị của bé.
… đến bột/cháo tự nấu
Khi bé chuyển sang ăn bột mặn, theo các chuyên gia dinh dưỡng, thực phẩm ăn dặm cho bé chính là bột/cháo nấu với đủ 4 nhóm thực phẩm như sau:
– Nhóm cung cấp bột đường: Sử dụng gạo tẻ gạo tám mới, không nên trộn lẫn gạo nếp, ý dĩ, hạt sen, đậu xanh khiến trẻ khó ăn và chậm tiêu. Với trẻ trên 1 tuổi, nên đa dạng thực đơn ăn dặm, có thêm các món: súp khoai tây thịt bò xay, bún, phở, bánh đa… để trẻ hào hứng với bữa ăn.
– Nhóm cung cấp chất đạm: Thịt nạc (lợn, gà), lòng đỏ trứng gà: là những thực phẩm giàu đạm dễ tiêu khuyến nghị dùng cho trẻ khi mới bắt đầu tập ăn dặm. Khi sang tháng thứ 7, cho trẻ ăn thịt bò, cá, tôm, cua.
– Nhóm cung cấp chất béo: Trẻ cần ăn xen kẽ cả dầu thực vật và mỡ động vật (mỡ gà, mỡ lợn…), với tỷ lệ tốt nhất là 1:1. Các loại dầu thực vật nên ăn đa dạng (đậu nành, mè, ôliu, dầu cá hồi…), riêng dầu gấc không nên ăn hàng ngày mà chỉ nên 1-2 lần/tuần để tránh vàng da do thừa tiền vitamin A.
– Nhóm cung cấp chất xơ và vitamin: rau xanh và củ quả. Đây là nhóm hầu như không cung cấp năng lượng nên không cho quá nhiều vào bột cháo của trẻ, làm giảm năng lượng khẩu phần khiến trẻ chậm lên cân. Với trẻ bắt đầu ăn dặm nên cho 1 thìa rau, sau này tăng lên 2-3 thìa rau/bát bột cháo là đủ. Nếu trẻ táo bón có thể tăng cường thêm nhưng không nên quá nhiều. Ngược lại, với trẻ bị thừa cân béo phì rất nên bổ sung tăng cường nhóm này để hạn chế năng lượng.
Một lưu ý quan trọng khi chuẩn bị bữa ăn cho bé là mẹ không cần cho thêm mắm muối, gia vị và chất tạo ngọt. Khi bé trên 1 tuổi, mẹ có thể nêm thêm chút mắm, nhưng nên cho bé ăn càng nhạt càng tốt.
Cùng với cho ăn dặm, mẹ vẫn cần cho trẻ bú càng nhiều càng tốt để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Ngoài ra, mẹ cần lưu ý cho trẻ được uống đủ nước đun sôi để nguội, nước hoa quả tươi và ăn thêm hoa quả để cung cấp đủ vitamin và chất xơ, đảm bảo quá trình tiêu hóa trong cơ thể bé được thuận lợi.
Bữa ăn phụ với pho mát
Một loại thực phẩm bổ sung vừa dùng để nấu cùng cháo và dùng làm bữa ăn phụ mà các bác sĩ dinh dưỡng khuyên dùng chính là pho mát. Pho mát là chế phẩm từ sữa, được kết đông và lên men nên có hàm lượng đạm, chất béo, đặc biệt hàm lượng canxi rất cao, rất phù hợp trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của bé lúc đầu đời. Mẹ có thể cho bé ăn pho mát trực tiếp hoặc nấu cháo, mỗi ngày 1-2 viên (mỗi viên 15g) nhưng nên giảm bớt lượng đạm và lượng dầu mỡ để dạ dày của bé có tiêu hóa hết mà không bị quá tải.
Ngoài pho mát dạng viên, mẹ có thể cho con ăn pho mát hoa quả như một bữa ăn phụ hàng ngày. Hiện trên thị trường, loại pho mát hoa quả đang được nhiều bà mẹ ưa chuộng và lựa chọn là pho mát hoa quả Le Petit Plaisir. Thành phần dinh dưỡng có trong sản phẩm này rất đa dạng, gồm: váng sữa, phoma tươi, hoa quả, canxi.
Đặc biệt, sản phẩm không sử dụng một số chất can thiệp nhằm tăng thời gian bảo quản cho xuất khẩu, được các cơ quan kiểm nghiệm chất lượng của nước Đức chứng nhận chất lượng như sản xuất cho chính thị trường châu Âu.