Có bao nhiêu sự thay đổi lớn lao: không gian mới, những gương mặt lạ lẫm, giờ giấc sinh hoạt quy củ hơn, không thoải mái như ở nhà…..
Lời khuyên của các nhà nghiên cứu tâm sinh lý trẻ em dành cho các bậc phụ huynh là: hãy chuẩn bị tốt nhất để có ít sự thay đổi nhất, tránh gây những cú shock làm ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của bé.
1. Cho bé làm quen với môi trường mới
Hãy để bé thấy rằng nơi này (trường mẫu giáo) là thân thuộc và an toàn. Sự làm quen này rất cần thiết và nên diễn ra ít nhất khoảng 1 tuần trước khi bé đi học chính thức.
– Cho bé đến chơi ở trường, ở lớp học của bé vào buổi sáng hoặc tốt hơn cả là vào buổi chiều, trước giờ trả trẻ khoảng 30p. Bé sẽ làm quen với không gian lớp học, với cô giáo và các bạn. Trẻ sẽ giảm bớt sự sợ hãi hay cảm giác bị bỏ rơi ở một nơi hoàn toàn xa lạ.
– Khi ở nhà, bố mẹ thay đổi nề nếp sinh hoạt của con giống như ở trường. Đặc biệt lưu ý giờ ngủ trưa và thói quen đi vệ sinh. Bố mẹ nên luyện cho con biết gọi khi đi tè, chịu đi vào bô. Nên tập cho bé giờ đi ngoài vào sáng sớm hoặc buổi tối (lúc bé ở nhà), thứ nhất giúp bố mẹ theo dõi được tình hình tiêu hóa của con, hơn nữa sẽ giảm bớt thời gian cô phải làm vệ sinh cho trẻ ở trên lớp, bé sạch sẽ và cô có điều kiện chăm sóc trẻ hơn.
– Cùng con chuẩn bị hành trang đi học: Hãy đưa bé đi mua balo hay các vật dụng cần thiết khác để đi nhà trẻ. Mỗi khi đưa con đến trường chơi thì hãy nói với con: chúng mình đi học nào! Trẻ sẽ cảm thấy rất háo hức và có nếp quen tự chuẩn bị đồ của mình.
– Bố mẹ nên trao đổi với cô giáo về chuyện ăn uống, sinh hoạt của con để cô hiểu và gần gũi với con hơn.
2. Ngày đầu tiên đi học:
– Không lưu luyến: hãy nói với con bằng giọng điệu và sự miêu tả vui vẻ nhất về lớp học (có cô và nhiều bạn, có đồ chơi, có nhiều tranh vẽ……) trên đường đến trường. Khi trao cho cô, mẹ nên chào con và hẹn chiều đến đón, không nên vì con khóc mà đứng lại lâu hoặc đi quá nhanh không nói một lời nào.
– Cho trẻ cầm theo một đồ vật yêu thích nhất, ví dụ như thú bông, ô tô…
– Mẹ có thể theo lịch trình như sau: 3 ngày đầu, đến đón trẻ sớm hơn, khoảng 3h – 3h30 chiều, sau khi trẻ ăn xong bữa phụ. Những ngày sau đón theo giờ bình thường. Nếu cho đi nửa buổi hoặc đón sớm nhiều hơn 3 ngày, trẻ sẽ có phản xạ trông ngóng bố mẹ, không có hứng thú tham gia các sinh hoạt chung của lớp và các bạn, thậm chí mè nheo, khóc lóc.
3. Đề phòng trẻ bị ốm
Chuyện ốm đau, lười ăn…..rất khó tránh khi bé đến trường. Vì môi trường thay đổi, vì lây nhiễm từ các bạn, vì ăn uống không hợp khẩu vị, thậm chí vì khóc nhiều trẻ cũng có thể bị khản giọng, viêm họng, viêm mũi…..Mỗi lần bị ốm là một lần mệt mỏi, vất vả, cực nhọc của cả bé và bố mẹ vì phải nghỉ học, thể lực giảm sút và lại làm quen từ đầu.
Trẻ sẽ không ốm hoặc ít bị ốm hơn nếu có sức khỏe tốt, ăn tốt và có sức đề kháng tốt. Lựa chọn tốt nhất của bố mẹ là:
– Giữ gìn vệ sinh: thường xuyên nhỏ nước muối, rửa tay xà phòng khi đi học về….
– Tăng cường sức đề kháng bằng cách bổ sung dưỡng chất từ thực phẩm, đặc biệt các thực phẩm chứa kẽm và selen. Bởi nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, các thực phẩm giàu kẽm và selen có tác dụng rất lớn trong việc giúp trẻ ăn ngon miệng, hấp thu dinh dưỡng tốt, tăng sức đề kháng. Bố mẹ có thể chế biến bữa ăn cho con từ thịt bò, thịt lợn, hải sản, hàu, mầm đậu xanh (giá đỗ), ….hoặc bổ sung thêm từ các nguồn cung cấp khác, để đảm bảo không thiếu hụt dưỡng chất, cho trẻ phát triển khỏe mạnh.