Mối quan hệ của mẹ và bé trong thời gian mang thai rất khăng khít và ảnh hưởng đến thói quen, tính cách của bé sau này.
Các nhà khoa học ở trường Đại học New York (Mỹ) sau nhiều năm tiến hành nghiên cứu đã chỉ ra những mối liên hệ giữa mẹ bầu và thai nhi như sau:
1. Mẹ ăn uống cầu kỳ sinh con kén ăn
Chán ăn, quá kén chọn thức ăn trong thời gian mang thai không những làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu mà còn ảnh hưởng tới thói quen ăn uống của con sau khi sinh ra. Sự kén ăn có thể xuất phát từ tính cách mẹ bầu hoặc do sự thay đổi bên trong cơ thể khi bắt đầu mang thai. Nhưng dù là nguyên nhân gì, mẹ bầu cũng cần khắc phục để đảm bảo ăn đủ bữa với chế độ dinh dưỡng cân bằng, không nên chỉ thích ăn một loại thực phẩm mà mỗi bữa ăn cần có đủ thịt, cá, rau, trái cây…
2. Mẹ thường nổi giận sinh con hay cáu gắt
Các chuyên gia tâm lý cho rằng trong 9 tháng thai kỳ, nếu mẹ bầu bị rối loạn tâm lý, dễ nổi giận hoặc buồn chán, lo lắng vô cớ có thể dẫn đến những thay đổi môi trường bên trong cơ thể và thông qua nhau thai, sự thay đổi này sẽ truyền sang bé, gây ảnh hưởng không tốt cho tính cách của bé.
Để cải thiện sự mất cân bằng tâm lý, các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để đi dạo, tập thể dục, thực hiện các hoạt động thư giãn, giải trí như đi chơi, nghe nhạc…
3. Mẹ thức đêm, con hay chơi đêm, ngủ ngày
Nếu người mẹ trong thời gian mang thai có thói quen ăn ngủ điều độ, ngủ sớm dậy sớm thì khi sinh ra, em bé sẽ sinh hoạt rất nề nếp, ăn ngủ đúng giờ, ban ngày ít khóc, ban đêm ngủ ngon. Ngược lại, nếu mẹ bầu thường thức khuya thì sau này con thường ngủ vào ban ngày và thức chơi đùa suốt đêm.
Theo các chuyên gia y tế, mỗi ngày mẹ bầu cần ngủ ít nhất 8 giờ đồng hồ, trong đó ngủ trưa 1 giờ, đồng thời nên hạn chế sử dụng các chất kích thích gây khó ngủ và tránh xa những nơi ồn ào, đông đúc.
4. Mẹ lười suy nghĩ sinh con kém thông minh
Khi mang thai, một số mẹ bầu thường vin vào cớ đó để nghỉ ngơi nhiều hơn cả về thể chất và trí tuệ. Mọi người trong gia đình cho đó là đặc tính, quyền lợi và ủng hộ sự lười biếng này. Làm như vậy là thiếu khoa học và không tốt cho sự phát triển tư duy của em bé, bởi việc truyền tin thông tin từ mẹ sang con trong thời gian mang thai rất mật thiết.
Nếu trong thời gian mang thai, người mẹ luôn duy trì tinh thần học hỏi, tiếp thu kiến thức, em bé sẽ liên tục nhận được các tín hiệu kích thích não bộ phát triển. Vì vậy, các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên đọc nhiều sách và thưởng thức âm nhạc, vận động cơ thể để sau này khi sinh ra bé sẽ có nền tảng phát triển trí tuệ tốt hơn.
Ngọc Minh đã bình luận
Meyeucon ơi, mình có thai được 2 tháng rồi, mà đến hôm qua mới phát hiện mình có thai. Trước đó khoảng nửa tháng , mình có uống thuốc dạng viên nang sữa ong chúa. (do mình thả lâu rồi mà chưa có con nên mới uống sữa ong chúa). Vậy thì có ảnh hưởng gì đến thai nhi đang hình thành 2 tháng của mình không? Và trước đó mình có uống vài lon bia nữa. Hic, mình thấy hối hận về hành động của mình quá, (Mình đã có 1 đứa con trai 7 tuổi rồi) năm nay mình 32 tuổi. Đi siêu âm thì người ta dự đoán là ngày 08/06/2014 mình sinh em bé. Vậy thì cho mình hỏi, mình chưa chích ngừa Rubela thì có sao không? Và cần tránh bệnh này trong thời gian bao lâu? Mình xin hỏi thêm là có thể cho mình lịch cụ thể để mình tiêm chủng và uống thuốc gì bổ sung chất sắt, “flolic” trong thời gian mang thai? Xin cảm ơn meyeucon nhiều lắm, mong nhận hồi âm.
MynMyn203 đã bình luận
sữa ong chúa ko ảnh hưởng đâu bạn à. mang thai uống bia rất tốt nhưng với liều độ ít thôi 🙂