Nhà nghiên cứu khoa học cho rằng, cười là một dấu hiệu quan trọng để đánh giá trí tuệ và sự phát triển tình cảm của trẻ. Trẻ hay cười rất có thể là trẻ thông minh.
Làm thế nào để phát hiện sớm năng khiếu bẩm sinh ở bé?
Cần phải thừa nhận rằng, tài năng về mặt âm nhạc, mỹ thuật, múa, thể thao, văn học…đều ít nhiều chịu ảnh hưởng của yếu tố năng khiếu bẩm sinh. Chỉ trên cơ sở có điều kiện sinh lý bẩm sinh về mặt nào đó, thì về sau, tài năng đó mới phát triển tốt hoặc có thể trở thành thiên tài. Tài năng bẩm sinh thường có rất sớm. Có nhiều đứa trẻ ngay từ thời thơ ấu đã có mầm mống tài năng đặc biệt nhưng do cha mẹ không để ý phát hiện, hoặc có thấy, nhưng coi nhẹ việc bồi dưỡng cho mầm mống tài năng đó phát triển. Đó là sự tổn thất không có cách nào bù đắp được. Thậm chí, vì thế mà nhiều cha mẹ đã phải ân hận.
Muốn phát hiện sớm năng khiếu bẩm sinh của trẻ, các bậc cha mẹ, nhất là cha mẹ trẻ, phải luôn luôn để ý, quan sát kỹ lưỡng từng cử chỉ hành động ngay từ khi trẻ mới lọt lòng, để có sự phán đoán chính xác.
– Trẻ có năng khiếu âm nhạc, chỉ sau một tháng tuổi đã rất thích thú với các loại âm thanh của các nhạc khí. Khi tiếng nhạc cất lên lập tức thôi quấy khóc, ngón tay tương đối dài, đặc biệt là ngón tay trỏ và út. Sau 3 tháng, trẻ biết phát âm 5 nguyên âm: a, i, u, e, ô; trên dưới 1 tuổi có thể tập trung tinh thần nghe ca khúc và có thể phản ứng với những ca khúc vui, buồn…
– Trẻ có năng khiếu thể thao, múa: thường hoạt bát, phản ứng nhanh nhạy, hiếu động, sớm biết lẫy, biết đứng, biết đi, cơ thể khoẻ mạnh, dẻo dai, linh hoạt hơn so với trẻ khác cùng lứa tuổi. Đặc biệt, trẻ có năng khiếu về múa thường có cổ, đùi, cánh tay tương đối dài, hay bắt chước những động tác có tiết tấu.
– Trẻ có năng khiếu bẩm sinh về hội hoạ: rất sớm hứng thú với mầu sắc và tranh ảnh; thường có thể chú ý rất lâu đến những đồ chơi có màu sắc khác nhau; có sức quan sát và bắt chước tương đối nhanh.
– Riêng năng khiếu bẩm sinh về văn học và toán học thì phải đợi trẻ biết đi, biết nói mới biểu hiện. Chẳng hạn, trẻ có năng khiếu về văn học rất thích nghe hát ru ngủ, sớm biết lạ, biết theo; sớm biết nói, phát âm chính xác, tương đối đúng ngữ pháp, trí nhớ tốt hơn hẳn trẻ cùng lứa tuổi.
Ví dụ, ở lớp mẫu giáo hoặc ở gia đình nghe cô giáo hoặc cha mẹ kể chuyện tương đối dài, sau đó có thể kể lại tương đối rành mạch, diễn cảm một cách thích thú, say sưa.
Khi chưa biết chữ, đã biết làm thơ đơn giản hoặc học truyền khẩu có thể thuộc hàng chục bài thơ, hay mấy trăm câu thơ lục bát trong truyện kiều Về tài năng toán học bẩm sinh ở trẻ, chủ yếu biểu hiện: Khi mới tập Nói đã có thể đếm tới hàng trăm không nhầm lẫn, ở tuổi mẫu giáo, chưa biết chữ, có thể tính nhẩm, cộng trừ nhân chia số nguyên tới hàng trăm, trên dưới một tuổi đã biết phân biệt sơ đẳng lớn nhỏ, dài ngắn, nhiều ít (có thể cả vài loại màu sắc tương phản rõ rệt như xanh đỏ, đen trắng) đối với đồ chơi hoặc vật thể khác. Đặc biệt, có trẻ chưa biết chữ đã biết chơi cờ vua, chơi ô ăn quan, giải câu đố…
Tóm lại, năng khiếu bẩm sinh ở trẻ là một thứ của cải vô cùng quý báu, cần được các bậc cha mẹ phát hiện sớm một cách chính xác và ra sức bồi dưỡng, vun đắp để những tố chất đó phát triển thành những viên ngọc quý. Xin bạn nhớ rằng, chìa khoá để con bạn có thể trở thành nhân tài nằm trong tay của chính bạn!
Thông minh có những đặc điểm gì? Làm thế nào để bé thông minh hơn?
Nhà nghiên cứu khoa học cho rằng, cười là một dấu hiệu quan trọng để đánh giá trí tuệ và sự phát triển tình cảm của trẻ. Trẻ hay cười rất có thể là trẻ thông minh. Tháng tuổi phát ra nụ cười của trẻ thông minh sớm hơn so với trẻ bình thường và số lần cười cũng nhiều hơn.
Trẻ thông minh có những đặc điểm:
Một là, phát triển ngôn ngữ tương đối sớm và tận dụng từ ngữ tạp không tương xứng với tháng tuổi của nó. Khi trẻ bình thường mới có thể chỉ con chó và nói: “chó” thì đứa trẻ thông minh đã có thể nói: “chó chạy rồi!”
Hai là, trí nhớ tốt, có thể nhớ rất nhanh đồ vật và sự vật đã tiếp xúc, âm nhạc đã nghe, tranh vẽ đã xem, chữ đã biết đều lướt qua là nhớ, ấn tượng rất sâu.
Ba là, rất ham hiểu biết, có lòng hiếu kỳ (trí tò mò) rất mãnh liệt và lòng ham hiểu biết rất phát triển, hứng thú rộng rãi. Rất nhạy cảm với sự vật xảy ra ở xung quanh, giỏi quan sát, có sức chú ý tập trung, thường thường tập trung tinh thần chăm chú nhìn một sự vật nào đó, đi sâu nghiên cứu đặc điểm của nó.
Bốn là, có thể vượt trước trong việc lý giải mối quan hệ giữa các sự vật, có sức phán đoán, sức phân biệt và năng lực khái quát sự vật tương đối mạnh.
Năm là, đối với sắc thái, hình dạng, khung cảnh, tiết tấu, giai điệu biểu hiện hứng thú cực lớn và năng lực vượt trước.
Điều đáng chú ý là, trí tuệ con người không phải chỉ hoàn toàn do di truyền của cha mẹ, mà còn quyết định bởi sự giáo dục được tiếp nhận từ buổi ấu thơ.
Trẻ thông minh cũng cần thiết giáo dục sớm một cách khoa học, ngay cả đến trẻ bình thường, chỉ cần giáo dục đúng cách cũng trở thành người thông minh.
Muốn trẻ thông minh hơn, cha mẹ cần phải chú ý làm tốt mấy việc sau đây:
Chú ý chất dinh dưỡng trong nuôi trẻ nên tận dụng nguồn sữa mẹ. Thời kỳ trẻ thơ là giai đoạn đại não sinh trưởng và phát dục nhanh chóng nhất, nếu thành phần dinh dưỡng không đủ hoặc do nguyên nhân bệnh tật gây nên dinh dưỡng không tốt thì sẽ ảnh hưởng đến đại não phát dục, trở ngại trí tuệ phát triển.
Chú ý bồi dưỡng và rèn luyện năng lực tư duy cho trẻ, từng bước huấn luyện và nâng cao năng lực quan sát, năng lực lý giải cho trẻ. Bồi dưỡng và bảo vệ lòng hiếu kỳ của trẻ, chú ý khai thác hứng thú về phương diện của trẻ, kích thích tính ham hiểu biết, nhiệt tình học tập của trẻ. Thường xuyên đưa trẻ đi chơi khiến cho chúng được mở rộng tầm mắt, tăng cường kiến thức. Khuyến khích trẻ mở rộng giao lưu với các bạn, phát triển nhu cầu xã hội của trẻ.
Chú ý bồi dưỡng thói quen sinh hoạt và những hành vi cư xử đúng đắn.