Chứng biếng ăn của trẻ làm đau đầu nhiều bậc cha mẹ khi có con lười ăn, còi cọc. Biếng ăn không chỉ khiến thể lực trẻ suy giảm mà còn khiến trẻ hay mắc bệnh do sức đề kháng kém, kéo theo một loạt các vấn đề về tiêu hóa, hô hấp, vận động, nhận thức ở trẻ, không chỉ trước mắt mà còn về lâu dài.
Buồn vì con biếng ăn, còi cọc
Đi làm thì chớ về đến nhà nhìn đứa con nheo nhóc, gầy nhẳng, nguây nguẩy lắc đầu xua tay khi đưa bát cháo đến, chị Hà Phương (Hoàng Mai, HN) lại thấy buồn bực trong người. Thà lười nhác hay không quan tâm để ý đến con thì phải chấp nhận, đằng này chị cũng đã rất chịu khó, thay đổi thức ăn, bữa tôm bữa thịt bữa trứng, rồi khi cơm nát khi cháo khi mì phở…. Nhưng đáp lại nhiệt tình và công sức của mẹ, cô con gái hứng khởi thì nhấm nháp được non nửa bát, còn không thì ăn vài thìa lấy lệ. Nếu muốn ăn được hơn thì phải làm trò, đi rong….Có khi chán nghe nhạc trên điện thoại hay chơi đồ chơi thì phải lấy chậu nước cho nghịch, ăn xong thì ướt cả áo mẹ áo con, bẩn cả nền nhà. Chưa kể tháng nào cũng điểm danh ốm ít nhất một lần, khi thì sổ mũi ho, khi thì viêm họng cấp, có lúc chuyển nặng thành viêm phế quản….Đã lười ăn càng lười hơn.
Buồn con chưa hết lại đến buồn chồng. Chồng chị đi làm suốt ngày, gần như không giúp được gì. Về nhà thấy cảnh mẹ ép con ăn, con khóc lóc rồi nhà cửa bày biện luộm thuộm là mặt nặng mày nhẹ. Anh bảo không cần phải ép, không ăn thì thôi, bữa ăn mà đày đọa con thế à. Chị kêu không ép thì con anh có gì vào người. Thế là cãi nhau, giận nhau. Đã thế mới gần đây, khi mấy gia đình bạn bè thân thiết tụ tập, anh nói luôn trước mặt mọi người: mẹ nào chăm con khỏe con ngoan không biết, vào tay mẹ này thấy con dặt dẹo, toàn ốm với đau! Chị uất nghẹn, không nói nên lời.
Làm thế nào để con hết biếng ăn?
Có lẽ đây là câu hỏi thường trực, đau đáu trong đầu các ông bố bà mẹ có con bị biếng ăn. Bởi sự sốt ruột, lo lắng là không thể tránh khỏi.
Nhưng có một điều bố mẹ nên nhớ là đối với trẻ biếng ăn, việc ép ăn (với hi vọng cho con đủ lượng dinh dưỡng cần thiết hay tạo thói quen ăn nhiều) thường khiến tình trạng biếng ăn trở nên nặng nề hơn. Ép ăn một cách quá mức mà không quan tâm đến nhu cầu, tâm trạng của trẻ sẽ khiến trẻ ăn trọng ức chế, làm hạn chế khả năng hấp thu dưỡng chất và gây hại đến sự phát triển sức khỏe toàn diện.
Vậy, nguyên tắc thứ nhất là không được cưỡng ép con ăn khi con kiên quyết từ chối. Hãy bắt đầu bằng suy nghĩ: ít cũng được những miễn con được thoải mái. Có thể chia nhỏ bữa để đảm bảo đủ khẩu phần dinh dưỡng. Mặt khác, thường xuyên thay đổi món ăn, cách trang trí để thu hút, tạo sự thích thú cho con trước mỗi bữa ăn.
Nguyên tắc thứ hai là bổ sung vi chất cần thiết để kích thích cảm giác ngon miệng thèm ăn, hỗ trợ tiêu hóa, tăng sức đề kháng. Thông thường, trẻ biếng ăn kéo dài, hay ốm vặt là do thiếu hụt kẽm và selen. Nên thay vì “nhồi nhét” hoặc biến bữa ăn thành nỗi kinh hoàng đối với cả nhà, bố mẹ hãy lựa chọn sản phẩm bổ sung vi chất cho trẻ, để giải quyết tình trạng biếng ăn từ gốc rễ.