Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Trẻ gặp nguy hiểm khi bị nhiều giun sán

Nhiều người dân ở một số vùng nước ta vẫn có thói quen ăn gỏi cá, hải sản sống, nem chua, thịt bò tái, và các loại rau củ tươi, sống. Đây chính là lí do cho giun sán xâm nhập vào cơ thể và gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, nhất là đối với trẻ em.

Theo thống kê của Viện sốt rét – ký sinh trùng- côn trùng T.Ư, ở nước ta có khoảng 60 triệu người nhiễm giun đũa, 40 triệu người nhiễm giun tóc, 20 triệu người nhiễm giun móc. Ước chừng cứ 10 người thì 7-8 người bị giun sán.Trẻ em rất dễ bị nhiễm giun và nhiễm nhiều loại cùng một lúc.

 

Trẻ có biểu hiện kém ăn, gầy ốm, xanh xao khi nhiễm nhiều giun sán
Trẻ có biểu hiện kém ăn, gầy ốm, xanh xao khi nhiễm nhiều giun sán

 

Nhiễm giun làm mất máu

Khi bé bị nhiễm giun hệ tiêu hóa của bé bị rối loạn, quá trình hấp thu chất dinh dưỡng bị cản trở. Bên cạnh đó, những chất dinh dưỡng bé hấp thu được còn phải chia cho “những vị khách không mời” này. Vì vậy, bé có nguy cơ bị chậm lớn, suy dinh dưỡng, bé dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn do sức đề kháng giảm.

Khi bị nhiễm giun, bé thường có các triệu chứng như nhác ăn, xanh xao, gầy ốm, bụng lớn, thường đau bụng vùng quanh rốn, nôn và buồn nôn, có khi nôn ra cả giun.

Trẻ còn có nguy cơ bị viêm nhiễm đường mật do giun chui lên ống mật, chảy máu đường mật, tắc ruột, hoại tử ruột, áp-xe gan, và viêm tụy khi bị nhiễm giun đũa quá nhiều. Những biến chứng này có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ nếu không được cấp cứu kịp thời.

Giun móc, giun mỏ, giun tóc làm bé bị mất máu nhanh chóng. 0,015-0,2ml là lượng máu một con giun móc có thể hút mỗi ngày. Vì vậy, cơ thể bé sẽ bị mất máu nhanh chóng dẫn đến tình trạng thiếu máu, cơ thể suy sụp, thậm chí tử vong do bé không chỉ nhiễm 1 con mà nhiễm cả hàng trăm con giun móc. Sự mất máu còn và chất dinh dưỡng nặng hơn, cơ thể suy sụp nhanh hơn nếu trẻ bị nhiễm cả 3 loại giun trên.

Để phòng ngừa giun sán cho bé

Để không bị nhiễm giun sán, bạn không nên ăn sống các loại rau thủy sinh như rau cần, cải xoong, gỏi cá, hải sản tươi…, không uống nước lã.

Đối với trẻ em, bạn nên tập cho trẻ thói quen rửa tay sạch trước khi ăn, sau khi đi đại tiểu tiện. Cắt móng tay, móng chân cho bé thường xuyên và đi giày dép và tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần cũng là một cách để bạn phòng bệnh cho bé.

Tổng vệ sinh môi trường thường xuyên nhằm tiêu diệt trứng và ấu trùng giun trong giai đoạn phát triển ở môi trường bên ngoài nhằm ngăn cản khả năng tái nhiễm của giun qua đường ruột vào cơ thể.

hoachuoi173 - 03/11/2013
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bảo vệ sức khỏe trẻ em , Bệnh giun sán ở trẻ em , Chăm sóc trẻ em

Bài viết liên quan

  • Trẻ sinh nhẹ cân và trẻ tăng cân quá nhanh trong những năm đầu đời có khả năng dậy thì sớm
  • Cách phát hiện thịt nhiễm giun, sán
  • Phải làm sao khi trẻ nhiễm giun Kim
  • Điện thoại di động tác động xấu đến sức khỏe trẻ em
  • Những điều mẹ nên biết khi tiêm phòng cho trẻ

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Tra cứu sức khỏe Mẹ và Bé
Bệnh trẻ em:
 
Mang thai:
 

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn