Gỏi cá, cua nướng, thịt bò nhúng, tái,…trở thành món ăn khoái khẩu của không ít người dân nước ta. Nhưng, nhiều người không biết rằng chúng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nó có thể chứa các ký sinh trùng như giun sán và gây bệnh cho người.
Dưới đây là một số thực phẩm là nơi trú ngụ của nhiều loại giun, sán:
Thịt trâu, bò
Ngày nay, không ít người thích món thịt bò nhúng, tái mà không biết rằng thịt bò nhúng, tái có thể nhiễm sán dây bò gây bệnh cho bạn. Sán dây bò có thể sống trong ruột, trong cơ, não, mắt… người từ 50 – 60 năm, nó gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.
Bên cạnh đó, ở những động vặt ăn cỏ như dê, cừu, trâu, bò,… là kí chủ chính của sán lá gan lớn, sán này có thể gây bệnh ở người. Có khoảng 31 đến 98% trâu, bò nhiễm sán lá gan lớn. Người mắc sán lá gan thường có các triệu chứng cấp tính, gây đau bụng ở mạn sườn phải, tổn thương gan, đôi khi còn nguy hiểm đến tính mạng, đã có trường hợp vỡ gan (ghi nhận tại Bệnh viện Đa khoa Bình Định).
Bệnh cảnh lâm sàng của sán lá gan lớn khá phức tạp và khó chẩn đoán vì ấu trùng sán có thể di chuyển ra ngoài gan, sán non có thể cư trú ở khớp, não, đại tràng, dưới da….
Thịt lợn
Tỷ lệ nhiễm sán dây và ấu trùng sán lợn thường cao ở những vùng trung du và miền núi. Ở nước ta, có 50 tỉnh, thành có người nhiễm sán dây. Tỷ lệ nhiễm dao động khoảng từ 0,5-12%. Bạn có thể bị nhiễm sán dây lợn khi ăn phải thịt lợn, gan lợn không được nấu chín, tiết canh.
Sán dây lợn là loại sán nguy hiểm nhất trong tất cả các loại giun sán do khi xâm nhập vào cơ thể, sán thường kí sinh ở mắt và não người và có thể dẫn đến tử vong.
Cá
Có 24 tỉnh, thành ở nước ta phát hiện có sán lá gan nhỏ. Tỷ lệ người bệnh mắc nhiều ở Hòa Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Ninh Bình và Hà Nội, đây là những vùng người dân có thói quen ăn gỏi cá.
Theo một nghiên cứu được tiến hành năm 2009 tại Ba vì (Hà Nội), tỷ lệ người nhiễm sán lá gan nhỏ ở đây là gần 28%, tại Kỳ Sơn (Hòa Bình) là hơn 32%…
Bạn rất dễ bị nhiễm sán lá ruột nhỏ, sán lá gan… khi bạn có thói quen ăn cá không nấu kỹ (đặc biệt là gỏi cá). Khi xét nghiệm cá đã chế biến làm gỏi, 95% ấu trùng sán vẫn còn sống. 93% ấu trùng vẫn còn sống sau 4 giờ ở 13 loại lá hay dùng ăn gỏi cũng được xay ra.
Cua
Lào Cai, Sơn La,Lai Châu, Yên Bái, Hòa Bình, Hà Giang… trở thành dịch tễ của sán lá phổi. Nhóm nguy cơ cao, có khả năng mắc bệnh tập trung ở nhóm thường ăn cua nướng. Theo kết quả điều tra dịch tễ của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng TƯ thì 100% cua có mang ấu trùng sán lá phổi.
Bạn cho là cua nướng chín thì sán đã chết. Nhưng, 65% ấu trùng sán lá phổi vẫn còn sống khi cua nướng vàng vỏ và 23% là tỷ lệ ấu trùng sán vẫn còn sống ở cua nướng cháy vỏ.
Bên cạnh đó, ấu trùng của sán còn được tìm thấy ở đầu gai trên lươn và nhái.
Rau sống
Một số loại rau thủy sinh như: ngổ, rau cần, rau muống, cải xoong… thường có chưa ấu trùng của sán lá gan lớn. Nhưng, không chỉ kí sinh ở các loại rau sống dưới nước mà giun sán còn kí sinh cả ở những rau trồng trên cạn do được tưới bằng nước thải sinh hoạt.
Do đó, muốn giảm nguy cơ mắc bệnh giun sán, bạn không chỉ phải kiêng ăn sống các loại rau thuỷ sinh, mà bạn còn phải nấu chính các loại rau trồng trên cạn.