Cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và tiếp tục đến khi bé hơn 1 tuổi, sữa mẹ sẽ giúp cho dạ dày của bé to ra, đường tiêu hóa phát triển, khiến bé thèm ăn.
Nguyên nhân
Nếu bé vẫn được nuôi bằng sữa mẹ nhưng lại có dấu hiệu lười bú thì có thể là do một số nguyên nhân sau:
– Bé bị cảm lạnh, nhiễm khuẩn ở tai, bị nổi mụn trong miệng.
– Nguồn sữa mẹ thất thường, giữa các lần cho bé bú có khoảng cách xa cũng là nguyên nhân dẫn tới việc bé lười bú.
– Bé không quen với mùi vị sữa bị thay đổi của người mẹ do chế độ dinh dưỡng.
– Dòng sữa mẹ chạy quá mạnh hay quá chậm.
– Tình cảm của người mẹ trong lúc cho bé bú cũng ảnh hưởng tới việc bú của bé.
Người mẹ cần làm gì?
– Bạn có thể cho bé ngủ cùng mình, bế bé nhiều hơn để bé quen hơn mẹ và cho bú bất cứ lúc nào bé muốn.
– Tư thế cho con bú cần được chú ý bởi khi cho bé bú ở tư thế không thoải mái, bé sẽ không bú được nhiều.
– Bạn có thể xem lại chế độ dinh dưỡng của mình như ăn món gì lạ gây ảnh hưởng đến dòng sữa.
– Bạn nên đưa bé đi khám để kiểm tra liệu bé có bị bệnh nhiễm khuẩn không.
Cung cấp chất dinh dưỡng khi bé lười bú mẹ
Khi bé lười bú mẹ, mẹ có thể cho bé uống thêm sữa công thức để bổ sung kịp thời các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé.
Nếu muốn cho bé ăn sữa công thức, người mẹ có thể nhờ người khác như bà nội, bà ngoại… Vì khi bạn cho ăn thì bé sẽ ngửi thấy mùi sữa mẹ và từ chối sữa công thức.
Với các bé từ 4 tháng tuổi, mẹ có thể bổ sung chất dinh dưỡng bằng cách cho bé ăn dặm, ví dụ cho bé ăn bột gạo dinh dưỡng, các loại rau củ quả nấu chín, xay nhuyễn, trộn với sữa mẹ hoặc sữa công thức. Với các bé từ 6 tháng tuổi, có thể cho bé ăn các thức ăn ninh nhừ, nghiền nhỏ.
Dấu hiệu bé đã bú no
– Khi bé mút ti chậm, quay đầu ra hoặc ngủ gật cho thấy bé đã no.
– Bé bú xong chơi ngoan, ngủ ngon, không quấy, không khóc. Với bé hơn 3 tháng, nếu đã bú no, ban đêm có thể ngủ ngoan, chỉ bú 1-2 lần.
– Bé ướt tã 6-8 lần một ngày.
– Bé lên cân đều đặn theo mỗi tháng tùy vào giai đoạn phát triển.