Đối với các gia đình nuôi con nhỏ, phải đến 80% sự vất vả nặng nhọc, mệt mỏi đến từ chuyện con biếng ăn, hay ốm.
Có những bé không tháng nào không ốm, khi thì sổ mũi, viêm họng, viêm phổi, khi thì tiêu chảy, thậm chí đợt ốm này nối tiếp đợt ốm kia, ví dụ vì dùng kháng sinh để điều trị viêm đường hô hấp dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, gây rối loạn tiêu hóa. Bố mẹ phải tốn rất nhiều công sức, thời gian và tiền bạc, còn con thì đã còi lại càng còi hơn, bởi vòng luẩn quẩn: hay ốm – biếng ăn – chậm lớn.
Tại sao trẻ hay bị ốm?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ hay bị ốm, phụ thuộc vào các yếu tố: bẩm sinh, thể trạng, điều kiện chăm sóc,… Nhưng về cơ bản, có các nguyên nhân thường gặp sau:
– Hệ miễn dịch non yếu, chưa hoàn thiện: Khi sinh ra và thường trong vòng 6 tháng đầu đời, trẻ được nhận kháng thể miễn dịch từ sữa mẹ. Sau đó hệ miễn dịch của trẻ tự phát triển và hoàn thiện dần. Tuy nhiên, do cơ thể còn non nớt, nền tảng thể lực chưa tốt, nên nhìn chung, trẻ thường nhạy cảm với những thay đổi của điều kiện bên ngoài (thời tiết giao mùa, virus,…)
– Hệ tiêu hóa chưa tốt: Hệ vi khuẩn đường ruột chưa hoàn thiện, các men tiêu hóa chưa đủ cộng với chế độ ăn không hợp lý là trở ngại lớn cho việc tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất ở trẻ. Đặc biệt, đối với trẻ biếng ăn, vấn đề càng trầm trong hơn. Bên cạnh đó, nhiều bố mẹ luôn mang tư tưởng “trẻ con là phải ép ăn”, khiến ăn uống trở thành nỗi sợ hãi, ức chế và tình trạng biếng ăn không thể khắc phục được, dẫn đến trẻ bị thiếu các vi chất quan trọng, có vai trò lớn đối với sự phát triển toàn diện của trẻ như kẽm, selen, canxi, sắt…
– Lạm dụng kháng sinh: Ở Việt Nam, thông thường, trẻ ốm là phải uống kháng sinh. Điều này khiến hệ miễn dịch của trẻ đã yếu lại càng yếu hơn và tình trạng “lờn” thuốc khá phổ biến. Có nhiều trẻ chỉ mới 2-3 tuổi nhưng đã phải dùng những loại kháng sinh liều cao, thậm chí cả loại thuốc chuyên dùng cho người lớn, dẫn đến việc mất cân bằng vi khuẩn đường ruột, làm cho hệ tiêu hóa kém đi và kết quả là thể trạng của trẻ không thể được cải thiện và thậm chí càng dễ mắc bệnh hơn.
Các biện pháp để cải thiện, nâng cao sức đề kháng của trẻ
– Vấn đề cốt lõi nằm ở việc hoàn thiện, nâng cao hệ miễn dịch đường tiêu hóa, vì 70 – 80% hệ miễn dịch của cơ thể (sản sinh ra IgA nằm ở thành ruột, giúp đường tiêu hóa khỏe mạnh và trẻ hấp thu tối đa chất dinh dưỡng. Muốn làm được việc này, bố mẹ phải hết sức chú trọng vào chế độ ăn uống sao cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ. Đặc biệt, phải kiên trì áp dụng các biện pháp khoa học và hợp lý để chấm dứt tình trạng biếng ăn ở trẻ.
– Bổ sung dưỡng chất cần thiết: Như trên đã nói, trẻ hay ốm – biếng ăn – chậm lớn có mối liên hệ mật thiết với nhau, vì kết quả của vòng luẩn quẩn này là trẻ thường bị thiếu những dưỡng chất quan trọng, đặc biệt có 2 vi chất ảnh hưởng trực tiếp đến sự khỏe mạnh và phát triển tốt của hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch, đó là kẽm và selen. Nên một trong những cách hiệu quả để phòng tránh bệnh tật, nâng cao sức khỏe cho trẻ là bổ sung dưỡng chất và các vitamin cần thiết, nhất là với những trẻ biếng ăn. Khi trẻ ăn uống ngon miệng, hấp thu tốt, trẻ sẽ được “tạo đà bứt phá” để khỏe mạnh hơn, giảm hẳn tình trạng hay ốm vặt.