Một danh sách những việc cần làm theo từng tuần của thai kỳ cực khoa học sẽ giúp mẹ rất nhiều trong 9 tháng tới.
Mẹ đang tràn ngập hạnh phúc khi biết tin mình đã có trong mình một sinh linh bé nhỏ. Mẹ cũng đang bối rối không biết phải làm những gì tiếp theo để em bé được phát triển tốt, để thai kỳ khỏe mạnh? Những “gạch đầu dòng” dưới đây sẽ giúp mẹ có một lịch trình khoa học để trải qua 9 tháng “đeo ba lô ngược” thật suôn sẻ
Tuần 1
– Bổ sung vitamin trước khi sinh nếu trước đó mẹ chưa thực hiện.
– Ghi lại mốc một hoặc hai kỳ hành kinh cuối của mẹ.
– Tìm ra thời gian rụng trứng.
– Cùng anh xã lật lại “lịch sử” sức khỏe của gia đình, bất cứ sự bất thường di truyền hay nhiễm sắc thể nào cũng sẽ cung cấp thông tin tốt nhất cho bác sĩ khi theo dõi sức khỏe của mẹ và bé trong những lần khám thai sau này.
– Từ bỏ hút thuốc lá, uống rượu hoặc bất kỳ thói quen có hại cho thai nhi nào khác.
Tuần 2
– Giảm caffeine trong chế độ ăn uống.
– Nói chuyện với bác sĩ về các loại thuốc an toàn cho phụ nữ có thai.
– Lập một chế độ ăn lành mạnh, cân bằng dưỡng chất.
– Tập thể dục nhưng mẹ nhớ đừng tập quá sức.
Tuần 3
– Tìm kiếm các dấu hiệu cho thấy con yêu đã về.
– Mua que thử thai
– Tìm hiểu những loại thực phẩm mẹ cần tránh khi mang thai.
Tuần 4
– Dùng que thử thai nếu kỳ kinh của mẹ bị chậm.
– Thông báo cho anh xã tin tức tuyệt vời này.
– Hẹn gặp bác sĩ để xác nhận chính xác mẹ đã mang bầu.
– Cân nhắc việc lựa chọn một y tá hộ sinh chuyên nghiệp
Tuần 5
– Đọc sách dành cho phụ nữ có thai.
– Mua một cuốn sổ nhỏ để ghi lại những sự kiện quan trọng, các triệu chứng hay các câu hỏi mẹ băn khoăn trong 9 tháng tới.
– Đăng ký lớp học tiền sản.
– Đảm bảo mẹ uống nhiều nước trong thai kỳ.
– Tìm hiểu xem thẻ bảo hiểm của mẹ được áp dụng cho các bệnh viện nào (nếu có)
Tuần 6
– Nếu mẹ sẵn sàng, hãy bắt đầu chia sẻ tin tức tốt này với các thành viên trong gia đình và bạn bè thân thiết.
– Nhường việc chăm sóc thú cưng cho anh xã, nhất là việc thay xỉ cho mèo.
– Thử nghiệm các biện pháp khắc phục tình trạng ốm nghén.
– Tìm một bác sĩ giỏi, đáng tin cậy sẽ theo dõi sức khỏe cho mẹ và bé trong suốt thai kỳ
Tuần 7
– Sắp xếp lịch và chuẩn bị cho lần khám thai đầu tiên, thường trong khoảng tuần 8- 12 của thai kỳ.
– Viết một danh sách các câu hỏi mẹ cần hỏi bác sĩ.
– Loại bỏ các sản phẩm làm đẹp của mẹ có chứa hóa chất
Tuần 8
– Mua sắm áo ngực mới, có thể là một chiếc áo ngực thai sản hay một chiếc áo ngực với size lớn, mềm nhẹ hơn.
– Thực hiện các bài tập Kegel như một thói quen hàng ngày.
– Mua thuốc kháng acid chuẩn bị cho triệu chứng ợ nóng khi mang thai cũng như các loại thuốc an toàn cho mẹ dùng trong thai kỳ.
– Khám nha sĩ.
– Thảo luận các xét nghiệm thai sản mẹ cần làm với bác sĩ.
Tuần 9
– Tìm người giúp việc hoặc chuyển công việc nhà cho người thân để mẹ tránh tiếp xúc với các sản phẩm tẩy rửa chứa chất hóa học độc hại.
– Lên danh sách tất cả những điều mẹ muốn làm trước khi có em bé.
– Tiết kiệm tiền dành cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng bé.
– Ăn nhiều trái cây và rau xanh.
– Đi dạo hoặc tập bài tập thể dục nhẹ nhàng khoảng 30 phút, biến nó thành thói quen hàng ngày.
Tuần 10
– Rửa tay thường xuyên để tránh bị cúm, cảm lạnh.
– Thử các biện pháp tự nhiên để loại bỏ chứng khó tiêu.
– Mua sắm quần áo thai sản.
– Tìm hiểu về chính sách nghỉ thai sản của công ty nơi mẹ đang làm việc.
Tuần 11
– Dưỡng ẩm bụng, hông và đùi hàng ngày để ngăn ngừa da bị ngứa, khô và rạn da.
– Mẹ tránh tắm nước quá nóng, tắm hơi, tập luyện quá nhiều trong thời tiết nắng nóng hay bất cứ hoạt động nào có khiến khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên đến 39 độ C.
– Siêu âm thai trong 3 tháng đầu thai kỳ giúp bác sĩ quyết định các loại xét nghiệm cần thiết.
– Nếu có khuyến cáo của bác sĩ, mẹ nên xét nghiệm nhiễm sắc thể bất thường qua việc khám phối hợp sàng lọc bệnh Down (NT) hay phân tích nhung mao của bánh nhau(CVS).
– Đề nghị được nghe nhịp tim của bé khi khám thai nếu có thể.
Tuần 12
– Lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ.
– Mua gối chữ U hoặc chữ J hỗ trợ giấc ngủ cho mẹ.
– Mẹ luôn phải khởi động trước khi tập thể dục để dây chằng và khớp xương được nới lỏng, hạn chế khả năng bị chấn thương khi luyện tập.
– Trong suốt thai kỳ, mẹ nên tránh các động tác nằm ngửa.
– Nếu mẹ mang đa thai, bác sĩ sẽ có thể phát hiện các bé khác trong lần siêu âm tiếp theo của mẹ.
Tuần 13
– Thời gian này mẹ có thể suy nghĩ xem nên đặt tên gì cho bé yêu rồi đấy
– Ngủ với tư thế nằm nghiêng.
– Tìm hiểu về các bác sĩ nhi khoa mẹ biết.
– Ăn các bữa nhỏ thường xuyên hơn để ngăn ngừa chứng ợ nóng.
– Cân nhắc việc sử dụng quần áo thai sản trước đó của bạn bè hay chị em trong gia đình để tiết kiệm chi phí.
Tuần 14
– Thông báo với gia đình và bạn bè tin mẹ mang thai nếu trước đó mẹ vẫn chưa sẵn sàng.
– Báo tin cho sếp của mẹ.
– Tăng thời gian nghỉ ngơi bằng cách lên một list công việc nhà cũng như nơi làm việc mẹ có thể giảm bớt.
– Mẹ có thể bắt đầu chụp những bức ảnh bụng bầu tuyệt đẹp hàng tuần kể từ bây giờ để lưu giữ kỷ niệm.
Tuần 15
– Đăng ký một lớp học yoga trước khi sinh hoặc mẹ có thể tự luyện tập tại nhà.
– Cùng ông xã đoán giới tính của bé.
– Nếu mẹ trên 35 tuổi, lên lịch chọc ối để chuẩn đoán bệnh cho bé nếu bác sĩ đề nghị.
– Hay tiến hành sàng lọc bốn (quad) nếu cần thiết.
Tuần 16
– Bổ sung canxi từ các loại thực phẩm như sữa ít béo hoặc uống thuốc canxi.
– Tìm hiểu về khoa sản ở các bệnh viện.
– Hỏi mẹ hoặc bà của mẹ về kinh nghiệm sinh nở, chăm sóc bé sau sinh…
Tuần 17
– “Đối phó” với căn bệnh hay quên trong thai kỳ bằng cách viết các ghi chú, nhắc nhở.
– Massage trước khi sinh
– Đăng ký lớp học hướng dẫn sinh
– Tạo tài khoản tiết kiệm dành cho việc học hành, chăm sóc bé.
– Sắm lọ thuốc xịt mũi hoặc máy tạo độ ẩm để giảm bớt chứng nghẹt mũi khi mang thai.
Tuần 18
– Nếu không có sự giúp đỡ của bà nội, bà ngoại, mẹ hãy cân nhắc việc tham gia một lớp học hướng dẫn cách cho con bú, cách chăm sóc trẻ sơ sinh.
– Kiểm tra lại bàn ghế, nếu có thể hãy mua một chiếc ghế đệm mới hoặc bệ kê chân giúp mẹ cảm thấy thoải mái, giảm đau lưng trong thai kỳ.
– Mẹ tò mò về giới tính của bé? Đến bệnh viện siêu âm thôi.
Tuần 19
– Khoe ảnh siêu âm của bé cho mọi người cùng vui với mẹ nhé.
– Có một cuộc hẹn hò buổi tối.
– Tìm hiểu về nội thất dành cho bé.
– Mẹ cân nhắc lựa chọn sinh tại nhà? Hãy xem xét các ưu nhược điểm của phương pháp này.
Tuần 20
– Trò chuyện với ông xã về cuộc sống sau khi có em bé, trách nhiệm của hai vợ chồng sẽ như thế nào.
– Chắc chắn mẹ đã có một đôi giày bệt thoải mái để “sống sót” trong vòng 4 tháng tới với đôi chân sưng phù.
– Biết các triệu chứng và nguy cơ của tiền sản giật
Tuần 21
– Tìm hiểu những ưu, nhược điểm khi cho con bú, cách cho bé bú như thế nào là đúng.
– Thay áo ngực thai sản.
(Còn nữa)