Tuần 22
– Tìm kiếm nữ hộ sinh để tắm cho bé trong một vài tuần đầu sau sinh nếu mẹ không đủ tự tin làm điều này.
– Mẹ đã biết giới tính của bé, tên đầu tiên mẹ suy nghĩ có hợp không, nếu không mẹ hãy suy nghĩ thêm một vài tên khác nhé.
– Ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch. Mẹ tránh bắt chéo chân, ngồi hoặc đứng trong thời gian dài.
Tuần 23
– Mẹ nên sắm thêm quần áo thai sản trong thời gian này.
– Lựa chọn tên đệm tuyệt vời cho bé.
Tuần 24
– Nếu mẹ có ý định quay trở lại công việc sau sinh, hãy suy nghĩ các phương pháp để chăm sóc bé như nhờ bà nội, bà ngoại hay tìm người trông trẻ đáng tin cậy chẳng hạn.
– Bắt đầu lên kế hoạch sửa sang phòng cho bé.
– Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ.
Tuần 25
– Mua bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội hay có thêm bảo hiểm nhân thọ… nếu mẹ muốn.
– Viết kế hoạch sinh nở.
– Đăng kí sinh trước nếu có thể tại bệnh viện mẹ đã lựa chọn.
Tuần 26
– Nói chuyện với bác sĩ nhi khoa để giải đáp các thắc mắc của mẹ.
– Tận hưởng một chuyến du lịch bất kỳ. Mẹ sẽ không có cơ hội hoặc không nên đi du lịch trong 3 tháng cuối của thai kỳ để đảm bảo an toàn.
– Xét nghiệm glucose máu.
Tuần 27
– Chọn màu sơn cho phòng của bé.
– Đi bộ hoặc xoa bóp bắp chân để giảm đau do chuột rút.
Tuần 28
– Bắt đầu từ tuần 28, mẹ có thể gặp bác sĩ 2 tuần 1 lần.
– Để ông xã cảm nhận được những lần bé đá.
– Nếu ngón tay của mẹ bị sưng, hãy tháo nhẫn ra và cất chúng cho đến khi mẹ “vượt can” xong xuôi.
– Nếu xét nghiệm máu của mẹ được thực hiện tại lần khám tiền sản đầu tiên cho thấy là Rh âm tính, mẹ sẽ được tiêm globulinn miễn dịch Rh để ngăn chặn cơ thể mẹ phát triển các kháng thể có thể tấn công máu của bé.
Tuần 29
– Thời gian này bé hoạt động rất tích cực, mẹ hãy dành thời gian nhất định để đếm những cử động của bé, dựa vào đó để đánh giá sức khỏe của bé. Nếu mẹ thấy bé ngày càng trở nên ít hoạt động, cần liên lạc với bác sĩ ngay.
– Sơn phòng cho bé. Mẹ không nên tham gia công đoạn này. Hãy nhắc nhở ông xã chọn loại sơn gốc chì để đảm bảo an toàn cho bé.
– Ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ để ngăn ngừa táo bón và bệnh trĩ.
Tuần 30
– Mua xe đẩy, cũi hay bất cứ vật dụng nào cho bé mà mẹ chưa chuẩn bị.
– Đóng gói túi đồ sẽ mang vào viện khi mẹ đi đẻ.
– Biết các dấu hiệu sinh non.
– Tập luyện các bài tập, học cách thở, rặn hỗ trợ mẹ khi sinh.
Tuần 31
– Ăn các loại thực phẩm giàu chất sắt.
– Lên kế hoạch nghỉ thai sản.
Tuần 32
– Lên kế hoạch nhờ ai chăm sóc con khi mẹ lâm bồn.
– Nhường quyền chăm nuôi thú cưng cho ông xã.
– Cắt tóc
– Sắp xếp phòng của bé.
– Từ tuần này, mẹ có thể gặp bác sĩ hàng tuần để theo dõi kỹ tình hình sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Tuần 33
– Đọc sách về chăm sóc trẻ sơ sinh.
Tuần 34
– Xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B (GBS)
– Mua đồ dùng hỗ trợ mẹ phục hồi sau sinh.
– Gặp gỡ một vài bác sĩ nhi khoa để đưa ra sự lựa chọn cuối cùng
Tuần 35
– Xem xét lại các đồ dùng cho mẹ và bé để đảm bảo không thiếu sót đồ dùng quan trọng.
– Mua một cuốn sách về trẻ em, tìm đọc thông tin về chăm sóc bé….
Tuần 36
– Xét nghiệm NST (non-stress test) nếu cần thiết để quan sát cử động thai mà không có tác động gây kích thích thai nhi.
– Bàn lại kế hoạch sinh với bác sĩ.
– Ngủ các giấc ngủ ngắn, nghỉ ngơi nhiều nhất có thể
Tuần 37
– “Tích trữ” tã và sữa công thức đề phòng trường hợp mẹ ít sữa.
– Giặt sạch quần áo, tã lót, nôi của bé trước khi dùng.
Tuần 38
– Đưa ra quyết định cuối cùng cho tên của bé
– Lên danh sách những người mẹ muốn liên lạc thông báo khi em bé ra đời.
Tuần 39
– Thực hành thở hỗ trợ khi sinh hoặc các bài tập thư giãn
– Hoàn thành công việc và viết một bản ghi nhớ, bàn giao công việc phòng trường hợp mẹ sinh trước ngày dự tính.
– Lựa chọn người cùng mẹ “vượt cạn”
Tuần 40
– Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng rằng sắp đến lúc vỡ ối.
– Tính thời gian các cơn co thắt.
– Mua túi chườm lạnh để chườm đáy chậu, giảm sưng sau khi mẹ sinh.
Tuần 41
– Mẹ hãy cảm nhận những cú đá cuối cùng cũng như cảm giác tuyệt vời khi có em bé trong bụng.
– Tận dụng thời gian để nghỉ ngơi
– Tập các động tác ngồi xổm để cơ thể dần chuẩn bị cho quá trình sinh.
Tuần 42
– Mẹ hãy thử một vài mẹo để kích thích đau đẻ, đẻ thường dễ như ăn thức ăn cay, ăn dứa, đi bộ hay kích thích núm vú…
– Xét nghiệm NST một lần nữa hoặc kiểm tra ST (stress test)
– Đến bệnh viện và đón bé yêu chào đời.