Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Chuyện những học trò thường xuyên nhịn uống nước để khỏi đi tiểu

Sợ nhà vệ sinh ở trường học, có những học trò thường xuyên nhịn uống nước để khỏi đi tiểu. Nhà vệ sinh trường học có thể chưa được sạch sẽ nhưng trẻ nín tiểu là việc không nên khuyến khích.

Mẹ dặn nín tiểu

Gần như hôm nào cũng vậy, hết giờ học ra đến cổng trường là em L.A., học sinh (HS) Trường THCS Trương Công Định, Q. Bình Thạnh, TPHCM giục bố mẹ chở về nhà thật nhanh để em… đi tiểu. Cô bé cho biết, do nhà vệ sinh ở trường đông, lại có mùi nên em không bao giờ đi ở trường, có buồn đến mấy em cũng nín chờ về nhà giải quyết.

Không chỉ L.A., một số bạn bè của em cũng không đi tiểu ở trường. Và để “chịu đựng” hàng tiếng đồng hồ, phần lớn các em hạn chế uống nước đến mức tối đa. Như L.A., chỉ khi nào thật khát, em mới uống một ngụm nước nhỏ.

Nhà vệ sinh nhiều trường học tại TPHCM được lau nâng cấp, tẩy rửa thường xuyên nhưng vẫn khó tránh được mùi vì số lượng học sinh đông.
Nhà vệ sinh nhiều trường học tại TPHCM được lau nâng cấp, tẩy rửa thường xuyên nhưng vẫn khó tránh được mùi vì số lượng học sinh đông.

Trong khi bạn bè được bố mẹ chuẩn bị thêm chai nước khi đến trường thì em N.L.K., HS tại một trường tiểu học ở Phú Nhuận thường xuyên nhịn uống nước, đến bữa cơm em còn chừa lại món canh do sợ nặng bụng. Giờ ra chơi, cũng vì nín tiể,u K. hay đứng một mình chân nọ gác chân kia chứ không chơi đùa chạy nhảy cùng bạn bè.

Mới đây, giáo viên phát hiện em K. tiểu trong quần, hỏi sao em không vào nhà vệ sinh thì K. lắc đầu: “Đi chung với bạn dơ lắm. Mẹ con dặn chỉ đi ở nhà chứ không đi tiểu ở trường”. Khi giáo viên trao đổi với phụ huynh thì người mẹ nói rằng từ nhỏ con trai mình đã sử dụng phòng vệ sinh riêng, có người giúp việc lau dọn hàng ngày, cháu không bao giờ đi chung với ai.

Trên thực tế, có nhiều HS các em không thích hoặc không dám đi vệ sinh ở trường do khu vực này không đảm bảo sạch sẽ. Không chỉ là những lời than phiền hay phản ánh, có phụ huynh còn đồng tình, thậm chí khuyến khích hành vi nhịn tiểu này của trẻ.

Không chỉ ở những trường điều kiện còn hạn chế, ngay ở các trường cơ sở vật chất tốt, hệ thống nhà vệ sinh đảm bảo và được lau dọn thường xuyên thì vẫn có những trẻ không đi tè ở trường do các em không thích dùng chung với mọi người hoặc có thói quen chỉ đi ở nhà.

Đừng để nhà vệ sinh làm khổ học trò

Liên tục ngày 5 – 7 lần, sau mỗi tiết học, nhân viên tạp vụ Trường THCS Chánh Hưng, Q.8 lại bắt tay vào lau dọn toàn bộ hệ thống nhà vệ sinh bằng nước tẩy rửa. Lúc HS trong lớp, khu vực này rất thoáng mát, sạch sẽ. Nhưng chỉ sau giờ ra chơi, khi hàng trăm HS cùng đi vệ sinh cũng khó tránh được việc có mùi.

Chưa kể, bà Nguyễn Thu Hà, hiệu trưởng nhà trường cho hay ý thức của nhiều HS cũng rất đáng bàn. Nhiều em đi xong không dội nước, vứt giấy giữa nền nhà, hay có em còn nghịch ngợm bẻ, chọc vòi nước, tạp vụ của trường còn phải đứng canh chừng.

Cần khuyến khích học trò thích nghi với điều kiện trường học, đồng thời nâng cao ý thức giữ vệ sinh chung.
Cần khuyến khích học trò thích nghi với điều kiện trường học, đồng thời nâng cao ý thức giữ vệ sinh chung.

Hiệu trưởng một trường tiểu học ở Gò Vấp thừa nhận khu vực vệ sinh lâu nay chưa được coi trọng ở trường học, nhà trường chỉ tập trung đến việc dạy học hoặc cải tạo, sửa sang vẻ ngoài. Nhưng, không thể phủ nhận nhiều trường cũng đã rất nỗ lực trong việc nâng cấp hệ thống vệ sinh dù họ cũng có nhiều cái khó như quỹ đất, tài chính có hạn.

Tuy nhiên, bà cũng khẳng định, số lượng HS đông việc đòi hỏi nhà vệ sinh ở trường học hoàn toàn sạch sẽ là điều không thể. Nhất là giờ chơi, khi các em đi vệ sinh đông thì tạp vụ phải tạm ngưng công việc thì không thể tránh được mùi xú uế.

“Phụ huynh có thể than phiền, phản ánh về nhà vệ sinh ở trường học. Nhưng đừng vì thế mà đồng tình việc nhịn tiểu của con, nên động viên con đi tiểu sao cho vệ sinh nhất. Không nên khăng khăng nhà vệ sinh không sạch thì con tôi không đi, con tôi phải nhịn uống nước thì con mình khổ đầu tiên”, bà hiệu trưởng chia sẻ.

Các chuyên gia tâm lý khẳng định, khi đến trường, HS cần được chuẩn bị tâm lý để thích nghi không chỉ với bài vở, quan hệ thầy cô, bạn bè mà với cả việc sinh hoạt như ăn uống hay việc đi vệ sinh… Các em cần hiểu, môi trường, điều kiện ở trường học sẽ có sự khác biệt với ở nhà, mình phải sinh hoạt sao cho phù hợp với điều kiện thực tế.

Để tránh tình trạng “HS nhịn tiểu”, bên cạnh nỗ lực của từ phía nhà trường, không thể thiếu sự chia sẻ từ phụ huynh và HS. Thay vì để trẻ quay lưng, né tránh và cả chê bai hoàn cảnh thực tế cũng cần hướng dẫn trẻ thích nghi với điều kiện đó. Qua đó giáo dục các em ý thức hơn trong việc giữ vệ sinh, bảo vệ tài sản chung.

Còn không, trong trường hợp học trò nín tiểu thì không ai ngoài các em là người gánh hậu quả đầu tiên khi ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như việc sinh hoạt, học tập.

Bác sĩ Nội tiết Lưu Thanh Bình cho hay trẻ cần được uống nước đủ theo nhu cầu để đi tiểu nhiều vì nước tiểu sẽ tống xuất vi khuẩn ở thành niệu đạo đang đi ngược lên bàng quang. Việc nín tiểu rất nguy hiểm vì nước tiểu khi không được thải ra ngoài, ứ đọng trong bàng quang sẽ là môi trường cho vi trùng dễ xâm nhập vào cơ thể. Vì thế, phụ huynh cần chú ý cho con đi tiểu đều đặn và nhắc nhở con không nên nhịn tiểu.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bảo vệ sức khỏe trẻ em , Cách nuôi dạy con trẻ , Làm cha mẹ

Bài viết liên quan

  • Con gãy cả 2 chân vì gửi trẻ
  • Hai sản phẩm chăm sóc bé khiến các mẹ ao ước
  • Tác hại của sữa nhiễm khuẩn đối với trẻ em
  • Mùa hè và những hiểm nguy với trẻ
  • Dịch sởi khiến các bậc cha mẹ đứng ngồi không yên

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn