Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Cách rửa rau sạch trứng giun sán?

Bạn biết rằng các loại rau xanh, hoa quả đều có thể mang rất nhiều trứng trứng giun sán… Bạn đã trang bị cho mình một cách rửa rau đúng? Phương pháp rửa rau sạch trứng giun sán sau đây có thể giúp các bà nội trợ tự bảo vệ mình và những người thân trong gia đình.

Các bà nội trợ thường dùng chậu nước để rửa rau. Với cách rửa rau này, bạn có thể rửa sạch các chất bẩn hữu cơ như đất, rác…, tuy nhiên nó rất khó để rửa sạch các kí sinh trùng và trứng giun sán có trong rau. Các loại ký sinh trùng và trứng giun sán thường bám ở lá rau. Chúng chỉ bị đẩy bật ra ngoài khi có lực đẩy nhất định. Trong khi, bạn rửa rau trong chậu, cho dù là ở chậu nước to, vì sợ nát lá rau, bạn thường dùng tay lắc nhẹ nên không đủ lực để đẩy bật trứng giun, sán…

Woman Washing Lettuce --- Image by © Bloomimage/Corbis

Do đó, các bà nội trợ muốn rau được rửa sạch, trôi các loại trứng giun sán, ký sinh trùng trên rau, bạn có thể rửa rau dưới vòi nước chảy. bạn tách từng nhánh rau, để nước chảy, rửa từng lá rau trực tiếp dưới vòi nước chảy, vừa dùng ngón tay vuốt dọc lá, thân rau. Sau đó, lật tiếp qua bề kia rửa tiếp dưới vòi nước Cuối cùng mới rửa trong chậu 1 – 2 nước nữa rồi mới nên chế biến.

Đây là phương pháp rửa rau hiệu quả nhất để loại bỏ trứng giun, vi sinh vật và các hoá chất trừ sâu dư thừa vẫn còn bám trên rau. Rửa rau dưới vòi nước chảy khá tốn nước và thời gian. Nhưng, để đảm bảo có nguồn rau an toàn, không gây hại cho sức khoẻ bạn không nên vì vậy mà không thực hiện.

Người dân thường rửa rau bằng nước muối, thuốc tím. Tuy nhiên, phương pháp chỉ có tác dụng loại bỏ một số vi sinh vật và hóa chất dư thừa mà không hiệu quả khi dùng để loại bỏ trứng giun sán và kí sinh trùng.

Nhưng, ấu trùng sán lá gan lớn không được rửa trôi bởi phương pháp này. Khi rửa rau dù dưới vòi nước mạnh vẫn khó bong được ấu trùng. Ấu trùng sán lá gan lớn có nhiều trong các loại rau thủy sinh như rau ngổ, rau muống, rau nhút… Do vậy, mọi người không nên ăn sống mà cần nấu chín các loại rau thủy sinh. Khi nấu chín, ấu trùng sán lá gan sẽ hoàn toàn bị tiêu diệt và không gây hại gì đến sức khoẻ.

hoachuoi173 - 10/11/2013
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bảo vệ sức khỏe trẻ em , Dinh dưỡng & Sức khỏe , Dinh dưỡng cho trẻ em , Sức khỏe trẻ em

Bài viết liên quan

  • 5 chất dưới đây dễ bị thiếu hụt ở bé
  • Vi khuẩn C.Botulinum không “tích tụ” trong cơ thể bé
  • Những món ăn tiềm ẩn nguy cơ xấu, gây hại cho trẻ
  • Nguy hại khi cho con ăn nhiều váng sữa
  • Những nguyên nhân thường gặp gây thiếu máu ở trẻ

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Tra cứu sức khỏe Mẹ và Bé
Bệnh trẻ em:
 
Mang thai:
 

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn