Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Cách phát hiện thịt nhiễm giun, sán

Thịt lợn, bò là nguồn thực phẩm quan trọng, thơm ngon và nhiều chất dinh dưỡng, phổ biến với mỗi người dân chúng ta. Các bà nội trợ thường lựa chọn thịt bò, thịt lợn để chế biến nên những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng cho cả gia đình. Nhưng một số thịt lợn, bò có chứa ấu trùng sán lợn gây hại cho cơ thể. Vì vậy, bạn hãy tham khảo mẹo chọn thịt tươi, không có giun sán dưới đây nhé.

thit

Bạn biết rằng, giun sán có thể sống ký sinh ở các loại động vật như lợn, bò, cá, gà… và cả một số loại rau cỏ. Các ký sinh trùng này xâm nhập vào cơ thể thông qua các loại thực phẩm chúng ta ăn vào.

Nếu thức ăn có nhiễm trứng sán, ấu trùng sán sẽ đi vào cơ thể thông qua hệ tiêu hóa đến tuần hoàn, “chu du” khắp cơ thể rồi cư trú ở một cơ quan nào đó, kể cả não.

Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe của mình và người thân, bạn phải là một người tiêu dùng thông minh và biết cách chọn thịt không nhiễm trứng giun sán.

Khi mua thịt bò hay lợn, bạn phải sờ bằng tay để cảm nhận chứ không chỉ nhìn bằng mắt. Thịt lợn khỏe mạnh thường có màu sắc tự nhiên, từ hồng nhạt đến đỏ thẫm. thớ thịt mịn và có độ đàn hồi cao.

Thịt lợn gạo có kén giun xoắn nằm trong thớ thịt, hình quả trám, chiều dài của kén nằm song song vói thớ thịt. Khi kén vôi hóa thì có hình đinh ghim màu trắng nằm trong thớ thịt.

Chính vì vậy, để biết thịt có nhiễm giun, sán hay không, bạn cần cắt thịt theo thớ dọc rồi tìm dọc theo thớ thịt. Nếu thịt nhiễm giun xoắn thì miếng thịt có những đốm trắng to bằng đầu kim. Còn miếng thịt đã nhiễm sán khi có những hình sợi hoặc hình bầu dục to bằng hạt đậu, màu trắng hoặc màu vàng xám nằm song song với thớ thịt.

Do đó, để bảo vệ sức khỏe, bạn nên bỏ miếng thịt nghi ngờ nhiễm giun sán để tránh sinh bệnh tật.

hoachuoi173 - 01/12/2013
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bảo vệ sức khỏe trẻ em , Chăm sóc trẻ em , Dinh dưỡng & Sức khỏe

Bài viết liên quan

  • Những nguyên nhân thường gặp gây thiếu máu ở trẻ
  • Quan niệm cho trẻ ăn trứng trước khi tiêm cúm là không có cơ sở khoa học
  • Tăng sức đề kháng cho bé để phòng bệnh
  • Những sai lầm không đáng có khi pha sữa cho bé
  • Uống sữa là tốt nhất khi trẻ vận động nhiều

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Tra cứu sức khỏe Mẹ và Bé
Bệnh trẻ em:
 
Mang thai:
 

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn