Giun sán là loại kí sinh trùng đa bào, sống tự do trong môi trường hay kí sinh ở đường tiêu hóa người và động vật. Theo báo cáo tổng hợp của Viện Sốt rét ký sinh trùng Trung ương từ năm 2006 đến năm 2010, tỷ lệ nhiễm các bệnh giun sán trong cộng đồng còn cao. Bên cạnh tẩy giun sán bằng thuốc theo Tây y, Đông y cũng có những bài thuốc trị giun, sán hỗ trợ thêm cho bạn rất hiệu quả.
Vỏ rễ cây lựu
Vỏ cành, vỏ quả, võ thân hay vỏ rễ của cây lựu chứa nhiều pelletierine và isopelletierin có công dụng tẩy sán hiệu quả. Pelletierine và isopelletierin kết hợp với tanin tạo thành một chất không tan có thể diệt trừ sán an toàn mà không gây mệt mỏi cho người dùng.
Lấy vỏ rễ lựu 40g, 4g hạt cau, 4g đại hoàng, bỏ vào nồi, cho thêm 750g nước. Đun sôi cho đến lúc nước cạn còn chừng 300ml nước. Chia thuốc thành 2-3 liều. Uống thuốc vào buổi sáng sau khi thức dậy và người uống nên nhịn ăn vào tối hôm trước. Người bệnh ngâm mông vào chậu nước ấm, nằm nghỉ ngơi đến khi muốn đi ngoài. Bạn nên lưu ý, bà mẹ mang thai và trẻ nhỏ không nên dùng thuốc này.
Hạt cau khô
Hạt cau có thể gây gây tê liệt thần kinh của sán, làm sán không thể bám vào thành ruột và theo đường tiêu hóa ra ngoài. Bạn phơi khô hạt cau và hạt bí ngô để điều trị sán. bạn có thể dùng 30g hạt cau cho trẻ em dưới 10 tuổi, 50-60g đối với người lớn. Khi đói bụng, tốt nhất là buổi sáng sau khi ngủ dậy, người bệnh ăn hạt bí bỏ vỏ chừng 40-100g và sau 2tiếng đồng hồ, uống nước sắc hạt cau. Uống 30g ma-giê sunfat 30 phút sau đó.
Để làm nước sắc hạt cau, bạn lấy khối lượng hạt cau như ở trên, cho thêm 500ml nước đem đun, cho thêm dung dịch gelatin 2,5% vào gạn lọc khi có kết tủa. Đun tiếp còn 150-200ml rồi uống.
Bạn cũng có thể lấy khoảng 30g hạt cau nghiền thành bột rồi cho thêm khoảng 500ml nước, sắc trong khoảng một giờ. Lọc sạch hỗn hợp này quả vải lọc, người bệnh sẽ uống lúc trước khi ăn sáng.
Đu đủ
Bạn biết rằng đu đủ là loại quả chứa nhiều chất xơ, folate, vitamin A, C, riboflavin, thiamine và E, can-xi, sắt và niacine, các chất chống ô-xy hóa và tăng cường hệ thống miễn dịch, ngừa cảm cúm.
Nhựa đu đủ chưa nhiều men papain, được điều chế làm thuốc tẩy giun. Nhựa cây đu đủ có tác dụng mạnh đối với sán lợn, giun đũa, giun kim nhưng không thể diệt được giun móc. Bạn nên để ý, không nên dùng loại thước này cho người mắc bệnh loét dạ dày và trẻ em để tránh gặp nguy hiểm. Bạn cũng có thể ăn đu đủ chín liên tục 3-5 ngày vào buổi sáng lúc đói để tẩy giun kim.