Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Một số loại sán gây bệnh

Nước ta là một nước đang phát triển, nằm trong vùng nhiệt đới, điều kiện kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn. Tỷ lệ nhiễm các loại ký sinh trùng đường ruột, nhất là các loại sán còn khá cao.

Sán máng

Sán máng có tên khoa học là Schistosoma. Bệnh nhiễm sán máng còn được gọi là bệnh bệnh Bilharzia. Trên thế giới có khoảng 200 triệu người nhiễm sán máng. Bệnh gặp nhiều ở người dân châu Phi.

san

Ấu trùng sáng máng sống trong nước ngọt xâm nhập vào da bệnh nhân. Sau khi qua da, ấu trùng theo các tĩnh mạch và bạch mạch về gan. Tại gan, chúng phát triển thành ấu trùng sán đực trưởng thành. Sau đó, ấu trùng tiếp tục di chuyển đến các tĩnh mạch mạc treo tràng, trứng sán được tích tụ lại các nút tận cùng tĩnh mạch, và đi vào lòng các cơ quan liên quan. Sau cùng, trứng được bài tiết theo phân hoặc nước tiểu.

Vào tuần thứ 4 – 6 sau khi nhiễm sán, bệnh bắt đầu biểu hiện với các triệu chứng cấp tính như sốt, rét run, ho, đau đầu, đau khớp, đau cơ, gan to đau, bạch cầu ưa acid tăng cao.

Bệnh cần được điều trị kịp thời, nếu không bệnh sẽ chuyển sang mạn tính với các biến chứng tại gan và khoảng cửa. Bệnh gây tắc nghẽn xoang hang và tăng áp lực cửa (cổ chướng, lách to, giãn tĩnh mạch thực quản); Khi nhiễm sán đồng thời với nhiễm virus viêm gan B (HBV) sẽ làm tăng nguy cơ ưng thư gan. Để điều trị sán máng, các bác sỹ thường cho bệnh nhân dùng praziquantel, nếu không đáp ứng có thể dùng oxamniquin.

Sán lá gan nhỏ

Sán lá gan nhỏ thường sống ở đường mật, nhiều khi sống trong ống tụy. Trứng nở thành ấu trùng trong nước hoặc con ốc, cá ăn ốc sẽ bị nhiễm ấu trùng, đóng nang. Cuối cùng, khi người ăn phải các loại cá này chưa nấu chín (gỏi cá) sẽ nhiễm sán.

Khi nhiễm sán lá gan nhỏ, người bệnh thường có triệu chứng bệnh âm thầm và không đặc hiệu như đau bụng, tiêu chảy có thể có sốt. Viêm đường mật, xơ quanh khoảng cửa, ung thư biểu mô đường mật là những biến chứng khi nhiễm sán trong thời gian dài không được điều trị.

Để xác định nhiễm sán lá gan hay không, bạn phải là xét nghiệm phân để tìm trứng sán. Điều trị sán lá gan nhỏ chủ yếu bằng praziquantel.

Sán lá gan lớn

Sán lá gan lớn có tên khoa học là Fasciola hepatica. Sán trưởng thành kí sinh ở đường mật của bệnh nhân. Sán đẻ trứng, theo phân ra ngoài, phát triển thành các mao ấu trùng, đóng kén vào các cây thủy sinh. Người ăn rau có mao ấu trùng sán lá gan lớn, chúng vào ống tiêu hóa, đến gan và phát triển trong đường mật.

Giai đoạn ấu trùng vào gan, bệnh diễn ra cấp tính với các triệu chứng sốt, gan to, đau vùng gan, chức năng gan bị tổn thương, tăng bạch cầu ưa acid. Giai đoạn thứ 2 là giai đoạn tiềm tàng khi sán khư trú trong đường mật với các triệu chứng mơ hồ như rối loạn tiêu hóa, đây là lúc. Giai đoạn tắc nghẽn là hậu quả của viêm và phì đại đường mật. Biến chứng xơ gan mật có thể xảy ra nếu nhiễm khuẩn lâu ngày không được điều trị. Sán lá gan lớn được điều trị đặc hiệu bằng bithionol.

Sán xơ mít

Sán xơ mít là loại giun dẹt có đốt, dài 5 – 7m, đường kính 2 – 3mm; gồm 2 loại là Taenia saginata và Taenia solium. Sán trưởng thành kí sinh ở ruột non. Mỗi đốt sán đều chứa chứa trứng, khi ra ngoài được bò hoặc lợn ăn. Người ăn thịt lợn hoặc bò nhiễm sán mà không được nấu chín sẽ mắc bệnh.

Các triệu chứng lâm sàng của bệnh thường mơ hồ, không đặc trưng như chán ăn hoặc ăn không biết no. Một số trường hợp có thể thấy các đốt sán trên giường hoặc quần áo bệnh nhân khi nhiễm sán bò. Còn sán lợn thì đốt sán chỉ theo phân. Sán xơ mít được điều trị bằng nicosamid hoặc praziquantel.

hoachuoi173 - 22/11/2013
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bảo vệ sức khỏe trẻ em , Dinh dưỡng & Sức khỏe

Bài viết liên quan

  • Những nguyên nhân thường gặp gây thiếu máu ở trẻ
  • Tăng sức đề kháng cho bé để phòng bệnh
  • Những sai lầm không đáng có khi pha sữa cho bé
  • Phòng và tránh dị ứng sữa bột cho bé
  • Nước ép trái cây: bé dùng thế nào cho hiệu quả?

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn