Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Dự phòng và điều trị giun sán

Giun sán là những kí sinh trùng thường ký sinh ở đường tiêu hóa của cơ thể vật chủ. Giun sán có khả năng Chiếm đoạt chất dinh dưỡng, gây độc cho cơ thể, gây viêm tắc ruột, tắc mật, tắc ống tụy, dị ứng… gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe vật chủ. Vậy bạn phải làm sao để phòng và điều trị giun sán cho mình và gia đình.

Phòng ngừa bệnh giun sán

Giun sán là một bệnh khó dự phòng và khá tốn kém. Để phòng ngừa giun sán có hiểu quả đòi hỏi có sự tham gia, chung tay góp sức của tất cả mọi người. Bạn có thể áp dụng các phương pháp sau để phòng ngừa giun sán:

Rửa tay sạch sẽ giúp loại bỏ trứng giun sán gây hại cho trẻ.
Rửa tay sạch sẽ giúp loại bỏ trứng giun sán gây hại cho trẻ.

Điều quan trọng là phải tuyệt đối giữ vệ sinh thân thể, nhất là vệ sinh ăn uống.

Thực hiện ăn chín uống sôi (thức ăn phải luôn nấu chín; đun sôi nước để nguội để uống, không được uống nước lã); làm tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm (sử dụng nguồn nước sạch, đảm bảo vệ sinh để chế biến thức ăn và sinh hoạt); không ăn thức ăn ôi thiu, rửa thật sạch rau sống trước khi ăn; không ăn đồ tái (bò tái); che đậy thức ăn cẩn thận và cần hâm nóng lại thức ăn trước khi ăn.

Rửa tay thường xuyên: bạn cần tạo thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh cho bạn và những người xung quanh, nhất là trẻ nhỏ vì bàn tay là trung gian truyền các bệnh giun sán. Vệ sinh tay chân luôn sạch, cắt móng tay, không đi chân đất, vì ấu trùng giun móc ở ngoài đất có thể đi xuyên qua da kẽ chân để vào máu, vào phổi, vào ruột và sinh sống tại đó gây tác hại cho chúng ta.

Đảm bảo đôi tay sạch khi chế biến thức ăn sẽ để hạn chế nguy cơ trứng giun rơi vào thức ăn.

Không lê la dưới đất, không đi chấn đất và nhất là không mặc quần thủng đít;

Đi vệ sinh an toàn: Phải đi vào đúng nơi hợp vệ sinh, không phóng uế bừa bãi, giữ vệ sinh môi trường, không để phân làm ô nhiễm nguồn nước, nhốt súc vật xa khỏi nơi sinh hoạt của gia đình.

Quần áo của người mắc giun nên thay thường xuyên, ngâm nước sôi hoặc phơi chỗ có nắng nhiều cho chết trứng giun.

Tẩy giun định kỳ: áp dụng 6 tháng/lần đối với cả người lớn và trẻ em với 1 liều thuốc duy nhất như Mebendazol 500mg (1 viên Fugacar 500mg) hoặc Albendazol 400mg (2 viên Zentel) cũng là một cách để phòng ngừa giun sán.

Thuốc điều trị bệnh giun sán

Các em có thể bị mắc nhiều loại giun khác nhau, do đó nên xét nghiệm phân xem có những loại giun nào, để chọn thuốc tẩy giun phù hợp, đồng thời trên nhiều loại giun sán; đúng lúc và đ7úng liều để tránh trường hợp giun sán bị kích thích, đi lạc chỗ như chui vào ống mật gây nguy hiểm cho người bệnh. Tốt nhất cứ 6 tháng, chậm là 12 tháng, chúng ta nên tẩy giun một lần;

Một số loại thuốc tẩy giun đang có tại các nhà thuốc như:

Mebendazole: Vermox, Fugacar;

Albendazole: Albenza, Zentel;

Piperazin (diethylen diamin): piperal, piperazin citrat, piperol, antepar…;

Levamisol: levaris, decaris, solaskil…;

Pyrantel: combantrin, antiminth, panatel…;

Thiabendazole (mitezol),

Diethylcarbamazin…

Theo khuyến cáo của WHO thì nên sử dụng một trong hai loại thuốc mebendazole và albendazole với một liều duy nhất để bảo đảm an toàn, có hiệu quả và ít tác dụng phụ.

Một số loại thuốc điều trị sán thường dùng như:

Praziquantel: pratez, bilcitrid, cesol;
Niclosamid: yomesal, niclocide, tamox…

hoachuoi173 - 25/11/2013
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bảo vệ sức khỏe trẻ em , Sức khỏe trẻ em

Bài viết liên quan

  • Cách rửa rau sạch trứng giun sán?
  • Phải làm sao khi trẻ nhiễm giun Kim
  • Vi khuẩn C.Botulinum không “tích tụ” trong cơ thể bé
  • Lò vi sóng, dùng thế nào là tốt nhất?
  • Niềm vui cho các trẻ bị khuyết tật bộ phận sinh dục

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Tra cứu sức khỏe Mẹ và Bé
Bệnh trẻ em:
 
Mang thai:
 

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn