Nếu ăn bột được hâm lại, bé có nguy cơ ngộ độc thức ăn với các triệu chứng: nôn trớ, tiêu chảy, đau bụng. Bột ăn dặm thừa có thể chứa vi khuẩn Bacillus. Hoạt động hâm nóng sẽ phát tán bào tử gây ngộ độc của vi khuẩn Bacillus – không bị tiêu diệt bởi nhiệt độ, ngay cả khi bột đã được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh trước đó.
Tuy nhiên, nếu phần bột thừa được bảo quản đúng cách thì việc hâm lại bột khá an toàn. Sau khi thức ăn được nấu chín, để nguội (trong vòng 1h), đặt ở nơi khô ráo, mát mẻ, bạn nên chuyển thức ăn vào ngăn đá (hoặc ngăn mát) tủ lạnh và điều chỉnh nhiệt độ thích hợp. Bột ăn dặm nếu được bảo quản tốt sẽ an toàn trong 4 ngày; dù vậy, khi nấu xong bột, bạn nên cho bé ăn ngay, việc bảo quản bột chỉ là lựa chọn thứ hai.
Bột nguội do bé ăn chậm
Nếu trong một bữa, bé ăn được nửa bát bột mà bột đã nguội, bạn có thể hâm lại bột bằng cách sau:
– Ngâm bát bột trong một bát nước sôi 1-2 phút. Cách này có tác dụng làm ấm bột nên khi bé ăn được vài thìa bột.
– Sử dụng bát giữ nhiệt. Cơ chế giữ nhiệt là đáy bát chứa nước sôi, hơi nước nóng sẽ giúp bột trong bát không bị nguội nhanh.
– Cho bát bột vào lò vi sóng, khoảng 30 giây là bột ấm lại. Bột được hâm trong lò vi sóng thường ấm không đều, lớp bột ở bên trên – bên dưới bát bột có độ ấm khác nhau. Do đó, cha mẹ nên cẩn thận, tránh cho bé ăn phải chỗ bột quá nóng, gây bỏng miệng.
– Có thể dùng máy hâm bột nhưng máy này thường cồng kềnh, bất tiện lại tốn kém.
Lưu ý: Thời gian hâm bột nên nhanh chóng vì đang dở bữa, có thể khi mang bột được hâm lên, bé lại chán không muốn ăn nữa (do phải đợi lâu).