Khi bé bước vào giai đoạn đầu đời, nhiều bậc phụ huynh than phiền những vấn đề liên quan đến cảm xúc của bé như bướng bỉnh, nhút nhát, kém hòa đồng.
Vì vậy, làm sao để bé biết làm chủ cảm xúc, tinh tế nhận ra cảm xúc của người khác để kịp thời điều chỉnh hành vi và thái độ của bản thân là điều vô cùng cần thiết. Những điều vừa đề cập ở trên nhắc chúng ta đến một chỉ số quan trọng của con người – đó là EQ.
1. EQ là gì?
EQ là chỉ số cảm xúc, chữ viết tắt từ tiếng Anh “Emotion Quotient”. Ngày nay nhiều người còn quan tâm nhiều đến chỉ số cảm xúc (EQ) còn hơn cả chỉ số thông minh (IQ), vì EQ góp phần không nhỏ mang đến sự thành công của một người khi vào đời.
2. Tầm quan trọng của EQ.
Những bé biết đánh giá bản thân, hiểu tâm lý của những người xung quanh, linh hoạt, tự tin là những bé dễ thành đạt. Một người có chỉ số IQ cao phải sau một thời gian tiếp xúc lâu thì người khác mới nhận ra nhưng ở EQ chúng ta sẽ nhận ra ngay thái độ của người đó nếu có biểu hiện trên nét mặt, cử chỉ, lời nói… Chính vì vậy, EQ góp phần rất lớn vào thành công của một người trong quá trình giao tiếp. Những bé có chỉ số EQ cao, biết ứng xử tốt hơn trong các mối quan hệ ở nhà trường và xã hội, do đó thành công hơn.
3. EQ ảnh hưởng tới bé như thế nào?
EQ trên hết là tình yêu và sự thấu hiểu bản thân và người khác. Khi bé đã được 1 tuổi, bạn nên cẩn thận kiểm soát hành vi của mình trước mặt con vì cha mẹ và những người xung quanh chính là hình mẫu dạy bé cách cư xử và giải quyết các tình huống trong cuộc sống như thế nào.
EQ một phần là bẩm sinh nhưng quan trọng hơn cũng do giáo dục, rèn luyện mà có được. Việc giáo dục tình cảm phải được thực hiện từ khi bé còn nhỏ, hệ thần kinh chưa trưởng thành, có nhiều cơ hội tiếp nhận những cảm xúc mới. EQ không đối lập với IQ, mà mục đích của giáo dục là phát triển song song hai chỉ số này.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển EQ của bé, trong đó có sự thông minh, tình cảm, cảm xúc (di truyền, môi trường bên ngoài, chế độ dinh dưỡng, học tập, sinh hoạt vui chơi, nghỉ ngơi, ngủ…) của bé. Vì vậy hãy tạo mái ấm gia đình là nơi giúp bé hưởng những gì tốt nhất về:
Chế độ dinh dưỡng: Cần chú ý tới các dưỡng chất quan trọng trong quá trình bé đang phát triển rất nhanh về thể chất cũng như trí lực. Giai đoạn này bé chưa ăn được đa dạng thức ăn, nên các sản phẩm sữa luôn là lựa chọn tốt nhất.
Về sự an toàn trong mọi sinh hoạt: Nên tập cho bé tính kỷ luật ngay từ khi còn nhỏ, ví dụ như trước khi ngủ phải đánh răng, tới giờ chiều phải ăn xế, uống sữa… Nên giải thích đơn giản cho bé hiểu tầm quan trọng của những việc mà bé đang làm: ví dụ như đánh răng để không bị sâu răng, uống sữa để thông minh hơn, cao lớn hơn…
Về sự thương yêu đùm bọc đúng mực: Phân tích cho bé thấy cái gì cần và cái gì không, cái gì nên và không nên. Hoặc bạn có thể đưa cho bé sự lựa chọn, hỏi bé thích ăn hay thích uống sữa? Khi bé tự chọn, bé sẽ hào hứng hơn. Nếu bé thích uống sữa, bạn nên chọn những loại sữa chất lượng cao, đầy đủ dưỡng chất, có khả năng thay thế một phần bữa ăn hằng ngày của bé.
4. Phát triển và rèn luyện EQ cho bé như thế nào?
Cũng giống như dạy bé tập nói và tập đếm, việc phát triển EQ cho bé vô cùng quan trọng. Chúng tôi sẽ giúp cho mẹ có thêm kinh nghiệm để giúp bé nâng cao chỉ số cảm xúc một cách tích cực nhất:
Khi con khó bày tỏ cảm xúc cho bạn hiểu:mẹ nên thường xuyên hỏi bé về những cảm xúc của bé (buồn, vui, giận). Đặt cho con những câu hỏi thật đơn giản để trẻ biết cách chia sẻ, nói ra cảm xúc của mình.
Khi bé tự ti vì không có bạn: xây dựng nhóm bạn cùng độ tuổi để cùng vui chơi, trò chuyện với bé.
Khi muốn nói hay làm điều gì, bé luôn sợ sệt: cho bé chơi các trò chơi sắm vai phù hợp để bé cảm thấy không lúng túng trước những tình huống lạ và bớt đi những rụt rè.
Bé tỏ thái độ tức giận: không nên quát mắng và bắt bé im. Hãy dùng thái độ điềm tĩnh lắng nghe, tạo điều kiện cho bé nói ra những cảm xúc khi bé tức giận về điều gì đó. Ví dụ như con cảm thấy thế nào, vì sao con tức giận.