Một em bé bình thường có thể nói được đa số những từ trong danh sách cơ bản này trước sinh nhật 2 tuổi.
Trong khoảng 2 tuổi, hầu hết trẻ em đã có thể nói được. Có bé chỉ mới bập bẹ được vài từ. Có bé lại nói được cả câu, dài và rõ ràng. Các từ trẻ 2 tuổi nói được thường rất nhiều và phong phú, từ đơn từ ghép đủ cả. Tuy nhiên, các nhà khoa học thuộc trường Đại học Bryn Mawr (Mỹ) mới đây đã công bố kết quả một cuộc khảo sát rộng rãi cho thấy trẻ 2 tuổi có thể nói được ít nhất 25 từ trong danh sách dưới đây.
Mẹ | Bà | Bố | Ông | Măm |
Ơi | Đói | Chào | Sữa | Bye bye (bai bai) |
Chơi | Hết | Có | Không | Đi |
Chó | Mèo | Mũ | Mũi | Giầy |
Bóng | Mắt | Nóng | Tắm | Sách |
Danh sách 25 từ này được hình thành dựa trên những từ hay lặp đi lặp lại nhiều nhất trong các cuộc trò chuyện của bố mẹ với bé. Đồng thời, các nhà khoa học cũng gợi ý rằng, nếu bé không nói được những từ trong danh sách này, mẹ cần nghiêm túc nhìn nhận lại cách dạy dỗ của mình và tham khảo ý kiến của chuyên gia nếu cần.
Chậm nói được chia thành hai loại, chậm nói đơn thuần và chậm nói tự kỷ. Hiện tượng chậm nói đơn thuần ở trẻ em là do bị rối loạn trong việc phát triển ngôn ngữ. Còn trẻ tự kỷ thường bị chậm nói, không hiểu ngôn ngữ, sống với một thế giới riêng, tách biệt với thế giới xung quanh. Trẻ chậm nói có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Những nguyên nhân chậm nói ở trẻ do nội tại cơ thể
– Mất thính lực được coi là nguyên nhân đầu tiên.
– Nguyên nhân có thể do di truyền, chấn thương sọ não, viêm não, động kinh, động kinh, dị tật cơ quan phát âm, viêm thanh quản, viêm tai giữa.
– Những trẻ chậm phát triển tâm thần đều chậm nói.
– Bên cạnh đó, trong quá trình thụ thai, người cha uống rượu nhiều cũng có thể làm tinh trùng suy yếu, và ảnh hưởng lên phần não điều khiển ngôn ngữ khi bào thai phát triển.
Các yếu tố tác động đến trẻ khiến cho quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ chậm lại
– Trẻ ngồi xem ti vi quá nhiều, bố mẹ ít nói chuyện với con, khiến cho trẻ chỉ nhận thông tin một chiều, không có sự phản hồi lại những thông tin nhận được từ ti vi, như vậy trong một thời gian dài sẽ làm trẻ chậm nói.
– Trẻ suy dinh dưỡng, thiếu tình thương của bố mẹ, trẻ bị ngược đãi.
– Bố mẹ phó mặc con cho người giúp việc, vì lo làm công việc trong nhà nên không có thời gian trò chuyện với trẻ, trẻ không có cơ hội được nói.
– Trẻ bị tách ra khỏi môi trường xung quanh tạo cơ hội bắt chước.