Cũng vì thời tiết khắc nghiệt mà trong những ngày gần đây, tại các bệnh viện lớn, số lượng trẻ em bị nhiễm các bệnh đường hô hấp tăng lên đáng kể.
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu thể hiện ngày càng rõ rệt qua sự thất thường của thời tiết. Năm nay, những đợt rét đậm rét hại đến sớm hơn và theo trung tâm khí tượng thủy văn, sẽ còn nhiều đợt nhiệt độ xuống rất thấp trong thời gian tới. Cụ thể như dịp Noel nhiệt độ có thể xuống dưới 15 độ C.
Cũng vì thời tiết khắc nghiệt mà trong những ngày gần đây, tại các bệnh viện lớn, số lượng trẻ em bị nhiễm các bệnh đường hô hấp như viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm phổi….kéo theo rối loạn tiêu hóa tăng từ 25 – 30%. Nhiều nơi bị quá tải. Trẻ em dưới 3 tuổi, đặc biệt trẻ sơ sinh chiếm tỉ lệ mắc bệnh khá cao.
Chị Hồng (Cầu Giấy, Hà Nội) than thở: “Con ốm liên tục làm cả nhà “loạn” hết cả lên. Vừa nghỉ được 1 tuần sau đợt điều trị kháng sinh với men tiêu hóa do viêm phế quản phổi và đi ngoài, hôm nay đã lại thấy sổ mũi. Mình phải nghỉ làm liên tục, nhìn con vừa thương vừa stress quá mức!”
Trẻ càng nhỏ thì sức đề kháng của trẻ càng yếu, virus tấn công dễ dàng hơn. Nên một nguyên tắc thiết yếu là phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Sau đây là một vài điều cơ bản bố mẹ cần lưu ý đề giữ gìn sức khỏe cho con, đề phòng ốm trong mùa đông lạnh:
3 nơi chớ quên giữ ấm: mũi, cổ, bàn chân
Mũi, cổ, bàn chân là những nơi khí lạnh dễ dàng xâm nhập và gây bệnh cho trẻ. Vì thế, khẩu trang, khăn, tất là những vật dụng không thể thiếu cho bé trong mùa đông lạnh.
3 lưu ý khi tắm cho trẻ:
– Quạt sưởi và phòng kín, để nhiệt độ phòng đủ ấm áp
– Tắm ngập nước: dù tắm bằng vòi sen hay chậu thì mẹ luôn phải đảm bảo nước ấm thường xuyên trên người trẻ.
– Thêm tinh dầu: vài giọt tinh dầu tràm có công dụng đặc biệt trong việc làm ấm, tránh cảm lạnh cho trẻ
3 lưu ý khi ăn uống:
– Phải ấm nóng: Trẻ khá nhạy cảm với đồ lạnh nên nước uống, đồ ăn của trẻ trong thời tiết này nên giữ ở nhiệt độ phù hợp, tránh để lạnh, đồ ăn sẽ không ngon mà trẻ dễ bị viêm họng.
– Uống đủ nước: Mùa đông trẻ ít vận động và vì thế thường uống ít nước, ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa, bài tiết và sức khỏe nói chung của trẻ. Mẹ nên nhắc nhở trẻ uống đủ nước, đặc biệt không quên mỗi ngày 1 cốc nước cam hoặc nước ép hoa quả, sẽ giúp trẻ có sức đề kháng tốt.
– Thực phẩm tăng sức đề kháng: Bố mẹ không nên bỏ qua những loại thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch của trẻ trong mùa đông lạnh như sữa chua, các loại soup, nấm, thịt bò, thịt gà, cải xanh, khoai lang, các loại hạt đậu, tỏi, hành tây, gừng….
Đặc biệt nên chú trọng những thực phẩm giàu kẽm và selen.
RDA Liều kẽm trung bình hàng ngày của trẻ khỏe mạnh |
||
Độ tuổi |
Bé trai |
Bé gái |
0 – 6 tháng |
2mg |
2mg |
7 – 12 tháng |
3mg |
3mg |
1 – 3 tuổi |
3mg |
3mg |
4 – 8 tuổi |
5mg |
5mg |
9 – 13 tuổi |
8mg |
8mg |
14 – 18 tuổi |
11mg |
9mg |
Trên 19 tuổi |
11mg |
8mg |
Tại sao nên bổ sung kẽm và selen:
Đối với trẻ có sức đề kháng kém, lười ăn, dễ mắc bệnh, bổ sung kẽm và selen là hết sức cần thiết, bởi những lí do sau:
Kẽm và selen là 2 vi chất có ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch. Thiếu kẽm làm giảm cảm giác về mùi vị, giảm cảm giác ngon miệng thèm ăn, hấp thu dưỡng chất kém, chậm tăng cân, chậm lớn. Thiếu selen khiến trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, chậm phục hồi sau ốm.
Trong chế độ ăn hàng ngày, trẻ thường bị thiếu hụt kẽm và selen do nhiều nguyên nhân khác nhau (chế biến, bảo quản, khả năng hấp thu của trẻ…)