Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Thị giác giữ vai trò quyết định đối với khả năng ghi nhớ và học hỏi thế giới xung quanh của bé

Đối với trẻ nhỏ, quan sát là bước đầu tiên của tư duy với quá trình là tập trung, ghi nhớ và xử lý tình huống. Do đó thị giác giữ vai trò quyết định đối với khả năng ghi nhớ và học hỏi thế giới xung quanh của các bé.

Khi bé nhìn thấy một vật trước mắt, võng mạc mắt sẽ ghi nhận thông tin và truyền tín hiệu qua dây thần kinh thị giác về vùng vỏ não thị giác sau đó tín hiệu chuyển đến nhiều phần khác nhau của vỏ não. Các thông tin được xử lý rồi chuyển lại về võng mạc giúp bé nhìn được hình ảnh cũng như hướng xử lý với sự việc. Những kích thích thị giác dù là nhỏ nhất cũng khiến các tế bào thần kinh truyền đi vô số kết nối thông tin với các tế bào khác. Chính những tác động thị giác thường xuyên như vậy giúp cho võng mạc, thần kinh thị giác và trí não của trẻ sẽ không ngừng được kích hoạt và phát triển.

Thông tin được não bộ xử lý khi tiếp nhận từ thị giác.
Thông tin được não bộ xử lý khi tiếp nhận từ thị giác.

Hiện nay, sự phát triển của khoa học hiện đại đã tạo cho các bậc bố mẹ rất nhiều áp lực, và gián tiếp tạo áp lực cho các con mình. Các bé phải học nhiều hơn trước, ban ngày học chính khóa, buổi tối học thêm, việc ăn uống cũng không được đầy đủ. Các buổi thư giãn ngoài trời bị giảm thiểu vì sân chơi của các bé ngày càng thu hẹp. Thời gian rỗi của các bé thường gắn liền với máy tính, hoặc TV. Hơn nữa, các bé lại chưa có ý thức tự bảo vệ đôi mắt của mình. Những điều đó làm đôi mắt của các bé bị tổn thương, suy giảm thị lực, cận thị, quáng gà dẫn đến nhìn mờ, mỏi mắt, nhức đầu khiến các bé không tập trung học, chỉ muốn ngủ, nên sự sáng tạo tư duy bị ảnh hưởng rất lớn. Theo thống kê gần đây tật khúc xạ (cận thị, loạn thị) đang là căn bệnh báo động trong lứa tuổi học đường, có khoảng 3 triệu trẻ em độ tuổi 0-15 tuổi mắc các tật khúc xạ cần chỉnh kính (trong đó tỷ lệ cận thị chiếm 2/3) và tập trung chủ yếu ở đô thị.

 

Để cho bé có đôi mắt khỏe mạnh thật sự, việc nắm rõ các yếu tố chính tác động tới mắt bé là điều rất quan trọng.
Để cho bé có đôi mắt khỏe mạnh thật sự, việc nắm rõ các yếu tố chính tác động tới mắt bé là điều rất quan trọng.

Lá gan khỏe mạnh là tiền đề cho mắt khỏe

Theo y học cổ truyền, “can khai khiếu ra mắt” tức là mắt khỏe hay yếu đều do chức năng hoạt động của gan. Gan là nơi tàng trữ và điều tiết lượng máu nuôi dưỡng cho mắt, khi chức năng gan kém không cung cấp đủ máu lên nuôi dưỡng mắt làm mắt suy yếu, gây bệnh quáng gà, giảm thị lực (cận thị), khô mắt. Gan yếu cũng khiến cản trở hấp thu Vitamin A, là nguyên nhân gây bệnh quáng gà.Vì vậy cha mẹ nên cho bé ăn đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau quả tươi, thực phẩm tốt cho mắt (bí đỏ, gấc, cà rốt…). Ngoài ra, các thuốc bổ mắt với cơ chế tại gan, bổ gan thận cũng là những biện pháp rất hiệu quả cho bệnh suy giảm thị lực của bé.

Giảm tối đa căng thẳng cho đôi mắt của trẻ

Bố mẹ nên cho con đi ngủ đúng giờ, không thức quá khuya để đọc sách, nhất là học sinh cấp I và những em có thị lực kém. Hạn chế thời gian xem TV, chơi game, sử dụng máy tính… Nên khuyến khích con tham gia hoạt động ngoài trời giúp bé phát triển tư duy tốt hơn và không bị còi xương do thiếu vitamin D.

Bảo vệ mắt bé trước tác hại của tia nắng mặt trời

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tiếp xúc với tia cực tím của mặt trời (UV) có thể góp phần tăng nguy cơ đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng…. Trước 12 tuổi, thủy tinh thể của bé chỉ có thể ngăn cản khoảng một phần tư các tia cực tím, và phản xạ chớp mắt của bé chưa được tốt trước các tác động có hại đến mắt.

Vì vậy, khi trẻ hoạt động ngoài trời cha mẹ cần cho trẻ mang mũ rộng vàng và mang kính có chất lượng tốt, nhằm tránh tác hại của tia hồng ngoại và tử ngoại (nhất là từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều).

Bố mẹ nên cho con đến gặp bác sỹ khi con phàn nàn về đôi mắt mệt mỏi và nhức đầu thường xuyên, sức học giảm sút vì suy giảm thị lực là một nguyên nhân phổ biến của đau mắt và đau đầu.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bảo vệ sức khỏe trẻ em , Chăm sóc trẻ em , Sự phát triển của trẻ

Bài viết liên quan

  • Áp lực, căng thẳng khiến trẻ hạn chế chiều cao
  • Bé đi tiểu nhiều có bệnh gì?
  • Một số lời khuyên khi mua giầy cho trẻ mùa thu đông
  • Nguy cơ từ sự “quá tải” khi đến trường
  • Mua giầy cho bé mẹ cần chú ý những gì?

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn