Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

4 lưu ý đặc biệt khi chăm trẻ bị bỏng

Bỏng là một tai nạn thường gặp ở trẻ đăc biệt vào mùa đông giá rét khi mà các thiết bị sửa ấm trong nhà được sử dụng. Việc chăm sóc và xử trí kịp thời sẽ giúp cho trẻ nhanh khỏi bệnh và tránh được những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Nếu trẻ có các dấu hiệu như ngất xỉu, chân tay lạnh, khó thở phải ngay lập tức đưa đến bệnh viện.
Nếu trẻ có các dấu hiệu như ngất xỉu, chân tay lạnh, khó thở phải ngay lập tức đưa đến bệnh viện.

1. Dấu hiệu nhận biết

Việc đánh giá mức độ nặng nhẹ của vết bỏng phải tùy thuộc vào nguyên nhân vị trí, diện tích, và độ sâu của vết bỏng. Vết bỏng càng lớn và càng sâu thì càng nặng. Người ta thường phân thành 2 mức độ: Bỏng nông và bỏng sâu.

  • Bỏng nông hay bỏng độ 1 là bỏng tổn thương bề mặt của lớp da gây đau đớn, đỏ và sưng lên.
  • Bỏng sâu bao gồm bỏng độ 2 và độ 3.

Độ 2: Tổn thương toàn bộ lớp da gây sưng nóng đỏ đau và làm da bị phồng lên

Độ 3: Tổn thương lan rộng sâu vào mô dưới da, có thể da chuyển sang màu nâu xám hoặc đen, có thể không biết đau.

2. Nguyên tắc sơ cứu bỏng

  • Làm nguội vết bỏng và giảm đau cho bệnh nhân
  • Hô hấp nhân tạo khi bỏng nặng gây suy hô hấp
  • Hạn chế khả năng nhiễm trùng
  • Đưa nạn nhân tới bệnh viện

3. Cách sơ cứu ban đầu

  • Đưa nạn nhân ra khỏi vùng nguyên nhân gây bỏng.
  • Làm mát khu vực bỏng bằng cách dội nước lạnh lên vết thương liên tục trong khoảng 10 phút nhằm mục đích không cho nhiệt gây tổn thương thêm da.
  • Đặt lên vết bỏng băng, gạc hoặc vải sạch không có lông để tránh nhiễm trùng.
  • Nếu vết bỏng nặng mà trẻ không bị nôn cần cho trẻ uống nhiều nước để thay thế dịch mất qua vết bỏng.
  • Nếu vết bỏng nhỏ thì theo dõi 24 – 48 tiếng để phát hiện dấu hiệu nhiễm trùng
  • Đưa ngay trẻ tới bệnh viện nếu trẻ có các dấu hiệu sau: Ngất xỉu, chân tay lạnh, khó thở, bỏng rộng trên 1/10 diện tích cơ thể.

4. Những việc cần tránh

  • Không bóc phần da chết hoặc chọc thủng các bọng nước.
  • Không dùng đá lạnh hoặc các thuốc mỡ bôi lên vết bỏng.
  • Không dùng băng bông có lông tơ mịn để băng vết bỏng.
Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bảo vệ sức khỏe trẻ em , Sức khỏe trẻ em

Bài viết liên quan

  • Bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ- Những điều cha mẹ nên biết!
  • Cách điều trị viêm họng cấp ở trẻ nhỏ
  • Những bệnh về đường hô hấp thường gặp ở trẻ khi thời tiết giao mùa
  • Nấm miệng ở trẻ- những điều mẹ nên biết
  • Vì sao trẻ dưới 1 tuổi không nên dùng những thực phẩm này (P2)

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn