6 tháng tuổi, bé có thể làm được những gì? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để giúp bé phát triển và học hỏi tốt hơn.
Cảm xúc
– Nhận biết được những gương mặt thân quen và bắt đầu phân biệt được người lạ
– Thích được chơi với người khác, đặc biệt là cha mẹ
– Phản ứng lại biểu hiện cảm xúc của người khác và thường tỏ ra thích thú, vui vẻ
– Thích nhìn ngắm mình trong gương.
Ngôn ngữ/ Giao tiếp
– Đáp lại âm thanh bằng cách tạo ra âm thanh
– Kết hợp các nguyên âm với nhau khi ê a (a, ê, ô, u) và thích ‘nói chuyện’ cùng với bố mẹ
– Nhận ra tên mình khi người khác gọi tên
– Phát ra âm thanh thể hiện vui mừng hoặc buồn chán
– Bắt đầu phát âm được một vài phụ âm (”m”, ”b”)
Nhận thức (học hỏi, suy nghĩ, giải quyết vấn đề)
– Nhìn ngó xung quanh những đồ vật ở gần
– Thể hiện sự tò mò về mọi thứ và cố gắng lấy những thứ ngoài tầm với
– Cho đồ vật vào miệng
– Bắt đầu chuyển đồ vật từ tay nọ sang tay kia.
Vận động/Phát triển thể chất
– Lẫy xuôi và ngược (từ trước ra sau và từ sau về trước)
– Khi đứng, dồn lực xuống chân và có khi kiễng
– Bắt đầu tự ngồi không cần hỗ trợ
– Đu đưa người về phía trước và sau, đôi khi bò hoặc trườn lùi trước khi tiến lên được.
Bạn có thể làm gì để giúp bé 6 tháng tuổi phát triển?
– Chơi với bé ngay trên sàn nhà mỗi ngày.
– Học cách ”đọc” tâm trạng của bé. Nếu bé vui, hãy tiếp tục những gì bạn đang làm. Nếu bé buồn, hãy dừng lại và giỗ dành bé.
– Chỉ cho bé cách tự trấn an khi buồn. Bé có thể mút tay để tự xoa dịu.
– Chơi trò bắt chước – khi bé cười, bạn cười; khi bé phát âm bạn nhắc lại.
– Nhắc lại âm thanh bé phát ra và xây dựng những từ đơn giản từ những âm đó. Ví đụ bé nói ”a”, bạn nói ”ba” hoặc ”bà”
– Đọc sách cho bé hàng ngày. Cổ vũ khi bé bập bẹ và ”đọc”
– Khi bé nhìn vào một vật nào đó, bạn hãy chỉ tay vào vật và nói cho bé nghe.
– Khi bé đánh rơi đồ chơi xuống sàn, hãy nhặt lên và đưa lại cho bé. Trò chơi này giúp bé học được nguyên nhân và kết quả.
– Đọc và chỉ cho bé nghe truyện tranh màu sắc.
– Chỉ cho bé xem nhiều đồ vật mới và nói cho bé tên gọi của chúng, ví dụ ” Đây là cái gương.”, ” Đây là con mèo.”
– Cho bé xem tranh ảnh màu sắc trong một cuốn tạp chí và gọi tên chúng cho bé nghe.
– Đặt bé nằm sấp hoặc ngửa, đặt đồ chơi xa bé một chút. Cổ vũ bé lật ngược lại để với lấy đồ chơi.
Hãy trao đổi với bác sỹ nếu bé của bạn
– Không cố gắng lấy những trong tầm với
– Không thể hiện cảm xúc với người chăm sóc bé
– Không phản ứng với những âm thanh xung quanh
– Khó khăn trong việc đưa các thứ vào miệng
– Các cơ có vẻ mềm nhũn
– Không phát ra các nguyên âm (”a”, ”ê”,”ô”)
– Không lẫy
– Không cười
– Các cơ có vẻ rất co cứng.