Theo bác sĩ Nguyễn Thanh Hà, trong thai kỳ mẹ tăng cân quá ít có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của con.
Một độc giả tâm sự: “Anh xã đã chuyển về gần nhà làm, nên ‘tập 2’ của em khổ quá các mẹ ơi. Em bầu 23 tuần rồi, mà em mới tăng có 1 cân. Ngày nào em cũng bị anh xã ép ăn, rồi nhìn cái mặt lo lắng, nghe anh than thở. Em muốn rầu. Em nghén cũng bình thường không nhiều lắm, chủ yếu là em không ăn nổi, chẳng thấy cái gì ngon. Sữa thì em không uống được, uống vào là đau bụng. Thật ra thì lúc đầu em cũng chẳng lo lắng gì, vì cơ bản lần trước em cũng thế, có sao đâu. Thế nhưng em vừa trình bày thế anh xã cáu luôn, bảo là phúc tổ cả họ để lại ‘tập 1’ em mới ‘ngon lành’ thế, chứ bầu bí mà suy dinh dưỡng thế, thì chỉ có đẻ con… có vấn đề. Bảo em tự nghĩ lấy. Em đi siêu âm, đi khám thai bác sỹ bảo thai bình thường, em hỏi thế em không tăng cân có sao không, chẳng thấy bác sỹ nói gì, bảo em cố gắng ăn uống, làm em càng hoang mang”.
Điều độc giả này mong mỏi là “Nói thật giờ chỉ ước làm sao mà tự dưng ăn thấy ngon, béo lên ùn ùn là em mừng các mẹ ạ, chứ cứ suy dinh dưỡng bầu bí kiểu ‘chim đà điểu’ (có mỗi cái bụng to) tự bản thân em cũng thấy không ổn. Mới lại em lo, sinh xong sức khỏe lại kém đi nữa thì… tổn thọ. Các mẹ nào có chiêu gì không. cứu em với?”
Trao đổi với chúng tôi bác sĩ Nguyễn Thanh Hà (Nguyên bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Trung ương) cho biết: “Trường hợp bà bầu nói trên, hơn 5 tháng chỉ tăng 1 kg là quá ít. Trong thai kỳ, bà bầu tăng trung bình 10 – 12kg và chủ yếu tăng trong mấy tháng cuối. Nói như vậy có nghĩa là 3 tháng cuối tăng 5-6kg thì 6 tháng đầu cũng cần tăng chừng đó mới đảm bảo sự phát triển của thai nhi”.
Theo bác sĩ Hà, việc tăng cân ít như vậy chắc chắn sẽ có ảnh hưởng đến em bé. Nguy cơ đầu tiên là em bé bị suy dinh dưỡng, đặc biệt là suy dinh dưỡng trong bào thai. “Cho nên với trường hợp này cần đi siêu âm ở nơi có thiết bị siêu âm tốt để phát hiện những bất thường ở thai nhi. Ở đây là nói trường hợp mẹ không có bệnh lý gì, còn nếu người mẹ có bệnh lý thì việc nuôi dưỡng cho mẹ đã khó chứ chưa nói đến bào thai”, bác sĩ Hà lưu ý thêm.
Bác sĩ Hà khuyến cáo, chắc chắn bà bầu này phải đi khám để phát hiện những bất thường và được tư vấn về ăn uống kịp thời. Với người có thai, nếu không ăn được cũng cần ăn nhiều bữa, chia nhiều lần, ăn lặt vặt nhiều hơn.
Có trường hợp mẹ tăng cân ít nhưng con sinh ra vẫn đảm bảo số cân chuẩn nhưng cũng có trường hợp mẹ tăng cân nhiều nhưng con sinh ra không nặng cân. Tuy nhiên, nếu mẹ bị béo phì hay tăng cân quá nhiều trong thai kỳ dễ dẫn đến nhiều nguy cơ trong đó có nguy cơ về tiểu đường thai nghén.
Bác sĩ Hà chỉ rõ: “Nếu mẹ tăng cân nhiều sẽ có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi tiểu đường thai nghén, đứa trẻ sinh ra dễ bị ảnh hưởng. Trong trường hợp đó, trẻ sinh ra dễ bị rối loạn sau sinh như hạ đường huyết. Nguyên nhân là do mức đường huyết của mẹ ở mức cao, ngay trong bào thai, hoạt động nội tiết của cơ thể bé cũng cao để điều chỉnh mức độ đường huyết. Khi sinh ra, bé tách khỏi cơ thể mẹ, mức độ hoạt động nôi tiết đó vẫn tiếp diễn làm cho đường huyết của trẻ bị hạ. Có nhiều trường hợp bị hạ đường huyết nặng có thể dẫn đến tử vong”.
Trong quá trình khám thai, bác sĩ sẽ theo dõi cân nặng của mẹ, đường niệu, đường trong máu để phát hiện tiểu đường thai nghén. Có một số trường hợp chỉ xuất hiện tiểu đường trong thời gian mang thai, bác sĩ chuyên khoa sẽ phối hợp với bác sĩ nôi tiết để có cách chữa trị. Những bà bầu bị tiểu đường thai nghén, thường sau khi sinh bị một thời gian.
Bích Hạnh đã bình luận
Kính gửi bác sĩ,
Em đang có bầu 29 tuần, nhưng em chỉ tằng 3kg từ khi có bầu hco đến nay (Tổng cân của em chỉ 43kg). Mà em hay bị thức giấc giữa đêm, cứ đếm 3h sáng là em thức giấc đến sáng. Em mới đi khám thai nhi 29 tuần bác sĩ siêu âm là 1.4kg. Bác sĩ bảo nhỏ.
Mà em ăn bất kỳ món gì cũng không thấy ngon miệng hết, cảm giác ko muốn ăn gì hết, nhưng cố ăn được 1 ít (nếu e ăn nhiều bị nhợn miệng và ói ra) . Em uống sữa ngày 2 ly.
Bác sĩ cho em bít cách để ngủ ngon hơn, ăn ngon hơn. Và quan trọng con em có bị ảnh hưởng không bác sĩ.
Cảm ơn bác sĩ nhiều