Để hạn chế nguy cơ sẩy thai, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đến tất cả mọi hoạt động của mình. Sẩy thai xảy ra phổ biến nhất trong 3 tháng đầu thai kỳ. Đây là điều mà không mẹ bầu nào muốn, tuy nhiên nếu không cần thận trong mọi hoạt động hàng ngày thì nguy cơ sẩy thai là không thể không có.
Dưới đây là những lưu ý trong việc đi, đứng để tránh mất con, mẹ hãy chú ý nhé!
Tư thế đi lại
Rất nhiều thai phụ có thói quen đứng ở tư thế cong lưng, hoặc ưỡn ngực khi đi lại. Làm như vậy là không đúng, bạn phải ngẩng đầu, duỗi thẳng cổ, cằm hơi gập vào phía ngực, sau lưng duỗi thẳng, khép chặt mông, giống như nâng bụng lên để đảm bảo toàn thân thăng bằng khi đi lại. Phải bước vững chắc từng bước một, đề phòng bị ngã.
Tư thế đứng
Để không bị mỏi, thai phụ nên đứng hai chân thẳng, hai bàn chân hơi mở, để trọng tâm rơi vào gần tâm bàn chân. Nếu phải đứng quá lâu thì cách vài phút phải đổi tư thế trước, sau của hai chân, để trọng tâm rơi vào cẳng chân trước, chân trước thẳng, làm như thế có thể giảm mức độ mệt mỏi.
Tư thế ngồi
Để tránh bị mỏi khi phải ngồi làm việc nhiều và lâu, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý:
– Chị em thường hay bắt chéo chân khi ngồi vì tư thế này khá duyên nhưng thói quen này góp phần làm hạn chế sự lưu thông máu, giãn tĩnh mạch. Đặc biệt, phù chân là hiện tượng hay gặp ở các bà bầu, tư thế này càng khiến máu dồn về phía chân gây to chân thêm. Ngoài ra, khi có bầu, chị em không nên gập gối vì sẽ khiến lưng dưới bị đặt nặng áp lực. Ngược lại, phụ nữ có thai nên phân đều lực lên cả hai chân, ngồi thẳng lưng.
– Phải ngồi sâu vào trong ghế, lưng tựa thẳng vào lưng ghế. Nếu ngồi ở mép ngoài ghế sẽ bị trượt, nếu ghế không ổn định còn có nguy cơ bị ngã.
– Khi ngồi ghế có lưng dựa, phải xếp khớp đầu gối cho đùi và cẳng chân vuông góc, đùi song song với mặt đất.
– Khi ngồi không được đặt ịch mông xuống ghế, trước tiên bạn nên đặt mông xuống phía ngoài rồi đẩy mông xuống vào phía trong.
– Khi làm việc văn phòng phải ngồi lâu, sau mỗi giờ nên di chuyển xung quanh nơi làm việc cho máu lưu thông đều, tránh trường hợp dẫn đến bệnh trĩ.
– Không ngồi nửa mông mỗi khi trên giường. Bởi theo các chuyên gia, tư thế ngồi này gây nhiều áp lực lên cột sống. Đó là lý do tại sao thai phụ thường cảm thấy đau nhói ở lưng khi ngồi lâu tư thế này.
– Không ngồi gập người về phía trước bởi tư thế ngồi này tạo áp lực lên bụng, không những khiến cho mẹ bầu thấy không thoải mái mà còn gây nguy hiểm cho thai nhi. Trong giai đoạn thai nhi đang phát triển, ngồi gập có thể khiến lồng ngực của bạn để lại dấu tích vết vĩnh viễn trên cơ thể mềm mại của đứa bé.
Tư thế lên xuống cầu thang
Khi lên cầu thang, bạn không được khom lưng hoặc quá ưỡn ngực, ưỡn bụng, bạn nên duỗi thẳng lưng. Lúc xuống cầu thang, các bà bầu cần chú ý nhìn rõ các bậc cầu thang, bước lên, xuống chậm rãi và chắc chắn. Không nên chỉ bước bằng mũi chân, vì dễ gây nguy hiểm do ngã.
Thời gian cuối của thai kì, do bụng bà bầu nhô ra phía trước, che khuất tầm nhìn nên bạn có thể không thấy được bàn chân mình. Vì thế, bạn nên chú ý đặt bàn chân vững chắc rồi mới di chuyển thân thể. Nếu có tay vịn, nhất định bạn phải vịn vào tay vịn khi lên, xuống.
Tư thế ngủ
Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu có thể nằm ngửa để ngủ thoải mái nhưng đến những tháng sau của thai kì đặc biệt tháng thứ 8,9, bà bầu nên nằm nghiêng về bên trái để dễ thoải mái hơn. Chị em cũng nên lưu ý mua cho mình một chiếc gối để ốm, tạo tư thế dễ dàng khi ngủ. Bà bầu cần ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày để tâm lý tỉnh táo trong sáng hôm sau.
Trong những tháng đầu của thai kì, người mẹ vẫn có thể ngủ thẳng và ngồi dậy rất nhanh sau khi tỉnh giấc. Tuy nhiên, khi thai bắt đầu lớn nên chọn tư thế ngủ nghiêng sẽ dễ chịu hơn, kẹp thêm chiếc gối nhỏ giữa hai đầu gối để trọng lượng cơ thể được chia đều. Lúc xuống giường, đưa hai chân xuống trước rồi chống tay để nâng người thẳng lên trước khi bước hẳn xuống đất.
Tư thế tắm rửa
Khi tắm rửa, các thai phụ dễ bị trượt ngã, rất nguy hiểm. Do đó, khi bước vào bồn tắm, tay phải của bạn phải bám chắc vào thành bồn. Bạn cũng nên kiểm tra xem nền buồng tắm và đáy bồn có trơn hay không. Nếu thấy nguy hiểm phải thay hoặc tìm cách sửa chữa ngay.
Tư thế cúi người
Động tác cúi người phải hết sức cẩn thận, khi cái thai bước sang tháng thứ 6 trở đi, cột sống người mẹ sẽ phải mang một trọng lượng lớn, gây ra những cơn đau lưng rất khó chịu. Vì thế tốt nhất là tránh cúi người, nếu phải cúi để nhặt vật gì đó nên khuỵ hai đầu gối thấp xuống trước, sau đó từ từ ngồi xuống và chỉ hơi cúi nhẹ về phía trước.
Tư thế “yêu”
Quan hệ tình dục khi mang thai không gây nguy hiểm tới thai nhi vì thai nhi được bảo vệ chắc chắn bởi các thành của tử cung cũng như của túi nước. Tuy nhiên vợ chồng bạn cần lựa chọn tư thế thích hợp để việc quan hệ được thực sự thoải mái và an toàn.
Với các mẹ bầu có tiền sử sảy thai, ra máu không rõ nguyên nhân, có dấu hiệu song thai hay nhiều hơn, có chẩn đoán là rau tiền đạo bán trung tâm…thì không nên quan hệ tình dục.